Cách xử lý những sai lầm trong công việc
03-03-2018
Không thể phủ nhận rằng ai cũng từng mắc những sai lầm. Tuy nhiên, mắc sai lầm trong công việc thì nghiêm trọng hơn. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty của bạn
Không thể phủ nhận rằng ai cũng từng mắc những sai lầm. Tuy nhiên, mắc sai lầm trong công việc thì nghiêm trọng hơn. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty của bạn. Bên cạnh đó, nó có thể làm rạn nứt mối quan hệ với khách hàng, gây ra vấn đề pháp lý. Đây là các bước bạn nên thực hiện khi gặp phải rắc rối này:
Thừa nhận sai lầm trong công việc đó
Ngay sau khi bạn phát hiện ra điều gì bất thường, hãy báo ngay với sếp. Ngoại trừ trường hợp nếu bạn mắc phải lỗi không đáng kể và không ảnh hưởng đến ai hoặc bạn có thể tự khắc phục nó. Nếu cố giấu sai lầm, bạn có thể vướng vào những hệ lụy tồi tệ hơn, và thậm chí bạn có thể bị buộc tội che giấu. Báo ngay với cấp trên sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp của bạn, đây là điều mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao. Lưu ý đừng để sai lầm trong công việc đó làm nản lòng bạn, cố gắng lấy lại tinh thần làm việc và tìm biện pháp sửa lỗi.
Trình bày biện pháp khắc phục với sếp
Bạn cần đưa ra một kế hoạch để khắc phục sai lầm. Lưu ý, bạn cần cân nhắc kĩ các giải pháp trước khi đến gặp cấp trên, nhưng đừng lãng phí thời gian nếu không thể. Hãy cho sếp thấy bạn đang tích cực khắc phục lỗi sai của mình. Ngay khi tìm được cách giải quyết, hãy nhanh chóng trình bày cho sếp.
Không ai là không mắc sai lầm, chính vì vậy thay vì bạn cứ cố gắng giấu diếm lỗi của mình, thì bạn hãy chia sẻ cho người khác biết để có những hướng giải quyết tích cực hơn. Và người có nhiều kinh nghiệm nhất đó chính là người cấp cao, người lãnh đạo và là sếp của bạn. Sếp sẽ không bao giờ chê trách nếu bạn biết thành thật và cố gắng sửa chữa sai lầm của mình.
Đừng cố đổ lỗi cho người khác
Đôi khi các sai lầm trong công việc thường liên quan đến các đồng nghiệp khác. Dĩ nhiên không ai muốn bị dính vào các rắc rối và bị cấp trên khiển trách. Đa số khi gặp những trường hợp này, mọi người sẽ có xu hướng đổ lỗi cho nhau và không chịu nhận trách nhiệm và lỗi của mình.
Trong trường hợp này, bạn cần bình tĩnh phân tích vấn đề và cùng nhau đưa ra giải pháp để giải quyết những sai lầm trên. Sau đó cùng nhau thực hiện, thay vì đổ lỗi để gây rạn nứt mối quan hệ thì hãy dùng thời gian đó để thảo luận với nhau để cùng nhau giải quyết những khó khăn hiện tại. Như vậy bạn sẽ càng nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp của mình.
Dành thời gian nhiều cho việc sửa lỗi
Để chứng minh rằng bạn tích cực khắc phục lỗi sai, hãy đi làm sớm, tận dụng giờ nghỉ trưa hay về trễ hơn để có thêm thời gian sửa chữa những sai lầm trong công việc. Lưu ý nên xin phép cấp trên khi bạn muốn ở lại làm thêm tránh gây ra những rắc rối liên quan đến việc trả lương ngoài giờ. Tranh thủ thời gian của bạn để khắc phục lỗi sớm nhất có thể.
Sai lầm trong công việc là điều không tránh khỏi, quan trọng là cách giải quyết của bạn như thế nào để không để lại hệ luỵ nặng nề. Bên cạnh đó, sau mỗi sai lầm, bạn sẽ có được những kĩ năng giải quyết vấn đề, bài học kinh nghiệm mới cho công việc.
- Kỹ sư kinh doanh cơ khí Công Ty TNHH Khuôn Chính Xác Minh Đạt
- Nhân viên phát triển sản phẩm Công Ty TNHH Khuôn Chính Xác Minh Đạt
- Kỹ sư thiết kế kết cấu Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Long Phú
- Kỹ thuật viên vận hành máy CNC tự động Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hà Tâm
- Nhân viên giao hàng Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Tường Khuê
- Nhân viên thủ kho dược phẩm Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Tường Khuê
- Nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp Công Ty TNHH Thảo Hà
- Kỹ sư kết cấu xây dựng Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Bách Khoa
- Nhân viên văn phòng Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Bách Khoa
- Trợ lý phó tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Ba Thanh