Zombie công sở
01-11-2017 08:31 GMT+7
Những nhân viên không gắn kết, không nỗ lực, nhưng cũng không chịu nghỉ việc được hình tượng hóa với hình ảnh Zombie công sở. Cách xử lý duy nhất là người sử dụng lao động phải chạm được vào trái tim của nhân viên
"Sẽ thật ngây thơ khi nghĩ rằng, mọi nhân viên trong một tổ chức đều gắn kết", bà Thanh Nguyễn, Tổng giám đốc CTCP Anphabe dẫn lại chia sẻ của một lãnh đạo doanh nghiệp.
"Zombie" ở trong từng người
Thực tế là như vậy, dù muốn hay không. Nhưng, vì nhiều lý do, khá nhiều người trong nhóm này không chủ động ra đi. Như vậy, luôn có một bộ phận đi làm, nhưng không nỗ lực làm, không gắn kết, nhưng cũng không nghỉ việc.
"Đừng chủ quan khi nghĩ rằng, nhân viên không gắn kết sẽ ra đi. Vì có 66,9% nhân viên không gắn kết, không nỗ lực làm việc mà cũng không nghỉ việc", bà Thanh Nguyễn nói.
Anphabe gọi nhóm nhân viên này với hình ảnh "Zombie công sở". Trung bình, cứ 4 nhân viên có 1 zombie công sở. "Hãy nhìn nhận vấn đề Zombie công sở theo cách nhân văn, vì nó tồn tại trong mỗi người. Hội chứng này phổ biến trên thế giới với mức trung bình 26%", bà Thanh Nguyễn nói.
Thậm chí, các nghiên cứu lại cho thấy, càng trẻ, hội chứng Zombie càng tăng. Đặc biệt, 10 người gen Y (sinh từ 1994-1998) thì có 2 người là Zombie.
Thực tế, nhân sự đang làm việc kém hiệu quả hơn họ nghĩ. Theo báo cáo của Global Corporate Challenge, 25% Zombie khiến doanh nghiệp thất thoát 11,7%. Nhưng, 75% còn lại mang đến nguy cơ ảnh hưởng lớn hơn nhiều cho doanh nghiệp khi biểu hiện Zombie tạm thời (khuẩn Z) vẫn tồn tại.
"Khuẩn Z" là tác nhân gây chán nản, có biểu hiện đặc trưng là không làm việc hết khả năng, gây mất gắn kết. "Trong cơ thể chúng ta đều có sự hiện diện của "khuẩn Z". Ở điều kiện bình thường, nó khá im lìm, yếu ớt. Tuy nhiên, nếu gặp môi trường thuận lợi, "khuẩn Z" sẽ sinh sôi nhanh chóng. Tới một mức độ nhất định, nhân viên sẽ có dấu hiệu rõ ràng của hội chứng Zombie", bà Thanh Nguyễn chia sẻ.
Môi trường thuận lợi được đề cập trong trường hợp này đến từ cả hai phía, nhân sự do không đủ sức khỏe, cả sức khỏe thể chất hoặc tinh thần và môi trường làm việc khi họ cảm thấy không hài lòng hoặc không được hỗ trợ đầy đủ về các phương diện của môi trường làm việc hạnh phúc.
Từ trái tim đến trái tim
Tái gắn kết Zombie, tối đa khả năng thực sự của nhân viên và giảm thiểu thất thoát đáng tiếc là mục tiêu của các lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là người phụ trách nhân sự.
Ông Lê Quý Đôn, Giám đốc nhân sự cấp cao Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam chia sẻ, KPI (hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc) có thể đánh giá mức độ hoàn thành của nhân viên, nhưng họ chỉ thực sự có trách nhiệm khi xem công ty như một gia đình.
"Nếu đi đến được trái tim của nhân viên, thì họ sẽ làm việc bằng cả trái tim, chứ không chỉ từ khối óc. Để chạm đến được trái tim người khác thì mọi hành động phải xuất phát từ trái tim của mình. Chúng tôi xác định, khi nhân viên bày tỏ nhu cầu, thì lắng nghe, cân nhắc đáp ứng yêu cầu dựa trên thực tế. Trong những hoạt động tập thể, gia đình của nhân viên được tham gia để tăng gắn kết", ông Đôn chia sẻ.
Kết quả khảo sát năm 2016 của Heineken cho thấy, chỉ số gắn kết người lao động tại Heineken Việt Nam đạt 87% (cao hơn mức 9% tiêu chuẩn của Tập đoàn và cao hơn chỉ số các công ty khác, 16%); chỉ số hiệu suất đạt 86%, trong khi Heineken toàn cầu chỉ đạt 78%.
Còn tại Suntory Pepsico Việt Nam, bà Văn Thị Anh Thư, Phó chủ tịch nhân sự cấp cao cho biết, họ có những buổi trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo cấp cao với nhân viên thay vì thông qua ban giám đốc. Theo đại diện này, nhân sự luôn muốn nhìn thấy công sức mỗi ngày của mình đóng góp cho tổ chức. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, sự gắn kết sẽ khó tồn tại."Một nhân viên xúc chai có thể thấy chán, nhưng khi họ hiểu, điều này quan trọng với chất lượng sản phẩm của Công ty thì "vi khuẩn Z" không có cơ hội phát triển. Việc tiếp xúc, trao đổi với nhân viên giúp lãnh đạo nhận ra "vi khuẩn Z" tồn tại trong nhân viên đó hay không, cũng như giữ vững niềm tin cho nhân viên", bà Anh Thư nói.
Tuy nhiên, sẽ có trường hợp, nhân viên "được voi đòi tiên". Khi đó, giải pháp được đưa ra là nói thẳng, nói thật.
Hơn thế, ông Đôn lý giải, việc gắn kết tạo nên nguồn nhân lực hạnh phúc không chỉ nhờ vào nỗ lực của phòng nhân sự mà phải là trách nhiệm của tất cả các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp.
7 dạng "Zombie công sở":
Look like busy: Luôn tỏ vẻ bận rộn, nhưng toàn làm những việc ít quan trọng.
Mr Right: Lúc nào cũng "đúng" vì luôn có lý do (ngoài bản thân) để biện hộ/đổ lỗi cho kết quả chưa như ý.
Mrs Know it all: Không chịu lắng nghe và học hỏi vì cho rằng, mình "biết tuốt" và "đã quá giỏi cho công việc".
Yes Employee: Luôn nói "có" với các yêu cầu từ sếp mà thực chất không hiểu, không quan tâm, không cần hỏi "tại sao, để làm gì?".
No boss: Âm thầm "không" phát triển và "không" sẵn sàng chia sẻ thông tin, cơ hội để giúp người khác thành công.
Silent resistor: Trong ngoài bất nhất. Ngoài mặt thì ủng hộ, nhưng trong lòng thì kháng cự.
Lip service: Nói hay hơn làm, chọn KPI đại khái và thường đem lại kết quả không rõ ràng. |
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kiểm soát chất lượng, QC Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kỹ thuật xây dựng dân dụng Công Ty TNHH MTV DPT
- Nhân viên vật tư Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kế hoạch mua hàng sản xuất Công Ty TNHH MTV Kỹ Thuật Tú Lộc
- Chuyên viên mua hàng Tập Đoàn Kim Tín
- Trưởng ca sản xuất Tập Đoàn Kim Tín
- Nhân viên pháp lý Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên dự toán đấu thầu Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành