Người thất nghiệp không mặn học nghề
11-11-2017 08:38 GMT+7
Các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) khá chặt chẽ, do đó tương đối khó để người sử dụng lao động tiếp cận được với chế độ này
Cục Việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH) ngày 10-11 cho biết, sau hơn 8 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), số người tham gia và số người được thụ hưởng ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 9-2017, cả nước có hơn 11,2 triệu người tham gia, bằng 85,6% so với số người tham gia BHXH, trong đó có 3.472.378 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp, 114.956 người được hỗ trợ học nghề và khoảng 3.700.000 người được tư vấn, giới thiệu việc làm.
Bên cạnh những mặt ưu việt, theo Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XHi, chính sách BHTN vẫn còn tồn tại một số hạn chế, trong đó có tình trạng mức hỗ trợ học nghề còn thấp khiến khó thu hút đối tượng tham gia. Đối tượng tham gia BHTN chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động; các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động khá chặt chẽ, do đó tương đối khó để người sử dụng lao động tiếp cận được với chế độ này.
Đặc biệt, mức hỗ trợ học nghề còn thấp khiến khó thu hút đối tượng tham gia. Theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg, NLĐ tham gia BHTN và có đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm thì được hưởng mức hỗ trợ học nghề kể từ ngày 1-1-2015 như sau:
1. Mức hỗ trợ học nghề cho NLĐ tham gia BHTN tối đa 1 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề. Trường hợp NLĐ tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 1 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.
2. Đối với NLĐ tham gia BHTN tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề do BHXH Việt Nam chi trả từ Quỹ BHTN.
Đối với NLĐ đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trước ngày 1-1-2015 và có nhu cầu học nghề sau ngày 1-1-2015 thì được áp dụng các quy định tại quyết định này. Đối với người lao động đã có quyết định hỗ trợ học nghề trước ngày 1-1-2015 thì không được áp dụng các quy định tại quyết định này.
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kiểm soát chất lượng, QC Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kỹ thuật xây dựng dân dụng Công Ty TNHH MTV DPT
- Nhân viên vật tư Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kế hoạch mua hàng sản xuất Công Ty TNHH MTV Kỹ Thuật Tú Lộc
- Chuyên viên mua hàng Tập Đoàn Kim Tín
- Trưởng ca sản xuất Tập Đoàn Kim Tín
- Nhân viên pháp lý Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên dự toán đấu thầu Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành