Lao động tay chân đang mất dần vị thế
23-05-2017 07:42 GMT+7
Sáng 11-5, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Tương lai việc làm và tác động đối với thị trường lao động trong khuôn khổ chuỗi sự kiện đối thoại chính sách cao cấp APEC 2017 về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.
Tham dự hội thảo có đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC; các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ngân hàng Thế giới… Hội thảo đã chia sẻ và thảo luận về những thách thức đối với vấn đề việc làm như: Tiến bộ công nghệ do người máy, máy tính và số hóa; toàn cầu hóa, sản xuất và công việc ngày càng chuyên môn hóa; các mối quan hệ việc làm và sự gia tăng việc làm dễ bị tổn thương với sự chênh lệch về giới trong thị trường lao động.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ đang đặt ra những thách thức to lớn đối với các nền kinh tế APEC nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính phủ Việt Nam đã xác định phải đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đồng thời phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ, tăng nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần có bước đi phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với Việt Nam, dự báo trong những năm tới, từ 2017 đến 2025, lực lượng lao động tăng bình quân hằng năm 1,28%, tương ứng 728.000 người/năm. Quy mô lực lượng lao động tăng từ 55,54 triệu người năm 2016 lên 62 triệu người năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, hằng năm nền kinh tế cần tạo thêm khoảng 650.000 chỗ làm và chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn là hướng chính để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, khó khăn của Việt Nam là tính đến năm 2016, trong tổng số 54,36 triệu lao động cả nước chỉ có hơn 11,21 triệu lao động qua đào tạo (chiếm 20,6%). Bên cạnh đó, cơ cấu lao động qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, chưa cân đối giữa các ngành đào tạo, đặc biệt lao động được đào tạo trong các ngành kỹ thuật - công nghệ còn chiếm tỉ trọng thấp. Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động có trình độ cao, công nhân lành nghề.
Theo nghiên cứu của ILO tại một số nền kinh tế trong khu vực, công nghệ mới sẽ được áp dụng triệt để trong những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Điều này có thể sẽ dẫn tới sự cắt giảm số lượng lớn những lao động ở trình độ thấp. Tại Thái Lan, riêng trong ngành sản xuất ô tô, 73% lao động đang đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa. Còn Việt Nam, 75% lao động trong ngành điện tử và 86% trong ngành dệt may, da giày cũng đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa.
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kiểm soát chất lượng, QC Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kỹ thuật xây dựng dân dụng Công Ty TNHH MTV DPT
- Nhân viên vật tư Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kế hoạch mua hàng sản xuất Công Ty TNHH MTV Kỹ Thuật Tú Lộc
- Chuyên viên mua hàng Tập Đoàn Kim Tín
- Trưởng ca sản xuất Tập Đoàn Kim Tín
- Nhân viên pháp lý Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên dự toán đấu thầu Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành