Làm sao để vực dậy khí thế tìm việc làm
09-02-2018
Khi tìm việc làm, mọi người đều rơi vào trạng thái phân vân trong giai đoạn tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng của mình, hay trả lời như thế nào trong buổi phỏng vấn, cuộc phỏng vấn của mình có đạt không...và sau những lần thất bại, con người dễ nản lòng
Khi tìm việc làm, mọi người đều rơi vào trạng thái phân vân trong giai đoạn tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng của mình, hay trả lời như thế nào trong buổi phỏng vấn, cuộc phỏng vấn của mình có đạt không...và sau những lần thất bại, con người dễ nản lòng. Vậy làm sao để vực dậy khí thế tìm việc làm?
Bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc to lớn đó cho bạn.
Hiện nay, với áp lực cạnh tranh thị trường, các công ty đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và kỹ năng giỏi. Tuy nhiên, nếu bạn tự tin mình có đủ những kỹ năng trên nhưng việc ứng tuyển vẫn thất bại thì bạn cần tham khảo 3 chỉ dẫn tìm việc làm dưới đây:
1/ Tập trung vào người thực sự có quyền ra quyết định:
Có rất nhiều thông tin tuyển dụng đầy rẫy trên internet, điều qua trọng đối với người tìm việc làm đó chính là lọc những thông tin cần thiết. Và tìm kiếm, thu thập tên và email hay số điện thoại của người phụ trách tuyển dụng hoặc cấp trên quản lý vị trí bạn đang muốn ứng tuyển. Liên hệ trực tiếp như vậy bạn sẽ có được sự khác biệt đối với số đông đối thủ còn lại.
2/ Tùy chỉnh CV và thư xin việc:
Điều cấm kị nhất trong việc làm CV và thư xin tìm việc làm đó chính là người ứng tuyển làm cùng 1 mẫu và gửi đi hàng loạt. Không chỉ làm bạn mất điểm trong mắt người tuyển dụng mà đôi khi bạn sẽ bị loại ngay từ “vòng gửi xe”. Bạn phải biết những gì phù hợp với công việc bạn muốn ứng tuyển hoặc vị trí trong công ty để có thể điền những thông tin thích hợp vào bản khai lý lịch.
Ví dụ: Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một Chuyên viên phụ trách lao động tiền lương (Payroll/ C&B) có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong ngành bán lẻ, vậy thì bạn nên mô tả về bản thân với những thông tin chi tiết đáp ứng yêu cầu đó. Ngoài ra, phải luôn chắc rằng bạn đã nhấn mạnh tất cả những kỹ năng mềm chứng minh rằng bạn cực kỳ phù hợp với vị trí đó.
3/ Theo sát tiến trình:
Người tìm việc làm sau khi gửi hồ sơ đi, thường sẽ không liên lạc với công ty vì nghĩ rằng có vẻ quá “phấn khích” hoặc quá phiền. Một nghiên cứu cho rằng, các nhà tuyển dụng sẽ thực sự phấn khích nếu ứng viên theo dõi thông tin qua điện thoại hoặc bằng email trong vòng hai tuần sau khi nộp đơn.
Thêm một điều kiện nữa, đó chính là mạng xã hội và hồ sơ trực tuyến của bạn. Sau khi có được hồ sơ giấy với những thông tin cơ bản, người tuyển dụng sẽ tiếp tục tìm kiếm những thông tin của bạn trên mạng. Vì vậy, xây dựng một hình tượng đẹp, thu hút, chỉnh chu và chuyên nghiệp trên internet là điều bạn cần thực hiện từ ngày hôm nay.
Đừng để cảm xúc cá nhân tác động đến mình quá nhiều. Nếu không nhận được phản hồi hãy cố gắng thực hiện những điều trên đế vực dậy khí thế tìm việc làm bạn nhé!
- Kỹ sư kinh doanh cơ khí Công Ty TNHH Khuôn Chính Xác Minh Đạt
- Nhân viên phát triển sản phẩm Công Ty TNHH Khuôn Chính Xác Minh Đạt
- Kỹ sư thiết kế kết cấu Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Long Phú
- Kỹ thuật viên vận hành máy CNC tự động Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hà Tâm
- Nhân viên giao hàng Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Tường Khuê
- Nhân viên thủ kho dược phẩm Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Tường Khuê
- Nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp Công Ty TNHH Thảo Hà
- Kỹ sư kết cấu xây dựng Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Bách Khoa
- Nhân viên văn phòng Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Bách Khoa
- Trợ lý phó tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Ba Thanh