5 cách biến công việc từ ghét thành yêu thích
19-11-2017 12:38 GMT+7
Ngay cả những người tương đối hài lòng tại nơi làm việc cũng có lúc trải qua cảm giác ghét công việc, dù chỉ trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí nhiều tháng
Chắc chắn, bạn có thể từ bỏ công việc khi mọi thứ trở nên khó khăn, nhưng thật không dễ để làm điều đó một cách tinh tế, duyên dáng. Đó là chưa kể việc tìm kiếm một công việc tốt hơn trong thị trường việc làm khó khăn hiện nay là một thách thức lớn".
Đôi lúc, thay vì tìm công việc thay thế, bạn nên nghĩ cách biến công việc bạn ghét thành việc mà bạn yêu thích theo những gợi ý sau:
Đàm phán thay đổi mô tả công việc
Nói chuyện với sếp để thay đổi khối lượng công việc hoặc loại công việc bạn đang làm cho dù bạn đang làm việc quá sức hay hoàn toàn không bị áp lực nào. Sếp sẽ hiểu rằng bạn không bao giờ đóng góp hiệu quả tối đa trong công việc như bạn có thể trừ khi có một sự thay đổi nào đó.
Chỉ cần có cuộc trò chuyện này, bạn sẽ có một khởi đầu tuyệt vời để hình thành một cái gì đó mới mẻ. Mục tiêu của bạn là đến với một giải pháp không chỉ là tốt nhất cho mình mà còn cho sếp, nhóm làm việc và và tổ chức.
Đôi lúc, thay vì tìm công việc thay thế, bạn nên nghĩ cách biến công việc bạn ghét thành việc mà bạn yêu thích - (Ảnh minh họa)
Sắp xếp làm việc với nhiều người khác nhau
Bạn vừa hoàn thành xong một dự án mà không hài lòng với kết quả cũng như mối quan hệ với các đồng nghiệp. Đây là lúc bạn cần yêu cầu được hợp tác với những cá nhân bạn không thường xuyên làm việc cùng, thậm chí có những người bạn chưa từng giao tiếp trong công ty.
Điều này giúp bạn khám phá những triển vọng mới trong công việc, đồng thời tìm hiểu xem công ty của bạn có chuyên gia tư vấn bên ngoài nào, những người mà bạn có thể hợp tác trong những nhiệm vụ nhất định.
Tìm kiếm sức mạnh tổng hợp
Trong công ty, nếu bạn đã biết những người mà bạn thích làm việc cùng và sự hợp tác đó đem lại những kết quả tuyệt vời, bạn sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hơn để cộng tác với họ. Điều này giúp bạn lựa chọn đồng nghiệp "hợp cạ" trong những hoạt động tiếp theo.
Ở bên ngoài, đó có thể là những nhà cung cấp và khách hàng cá nhân, những người mà bạn có một mối quan hệ đặc biệt tốt. Hãy nuôi dưỡng các mối quan hệ, tăng cường các hoạt động để có vai trò tích cực trong việc duy trì, phát triển các mối quan hệ đó. Nếu trước đây bạn đã từng làm việc rất tốt với các chuyên gia tư vấn bên ngoài, hãy xem xét yêu cầu mời họ tiếp tục cộng tác một lần nữa.
Chuyển sang nhóm hoặc bộ phận khác
Nếu trong một thời gian dài bạn không có được sự tiến bộ trong vị trí công việc hiện tại, hãy nghĩ về việc di chuyển sang một bộ phận khác có triển vọng hơn. Bạn nên tiến hành một số nghiên cứu trước khi gửi đề nghị và tìm kiếm nơi nào trong công ty bạn có thể phát huy được thế mạnh hoặc nhóm có phong cách làm việc mà bản thân muốn tham gia cùng.
Tìm một người bạn tâm tình
Bất kể bạn đang ở vị trí hiện tại hay chuyển sang một phòng ban khác, sẽ có lúc bạn cảm thấy bị ức chế và cần tìm một người bạn tin tưởng để giãi bày tâm sự. Tất nhiên cá nhân chúng ta nói ở đây không phải là sếp mặc dù sếp của bạn là người bạn có thể nói chuyện về rất nhiều vấn đề.
Một người tin tưởng có thể là một đồng nghiệp, người cố vấn hoặc một người bạn gần gũi trong bộ phận khác. Hãy chọn một cách cẩn thận. Đó phải là một người bạn hoàn toàn tin tưởng để có thể nói về những câu chuyện mang tính cá nhân và những bí mật chỉ có hai người biết.
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kiểm soát chất lượng, QC Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kỹ thuật xây dựng dân dụng Công Ty TNHH MTV DPT
- Nhân viên vật tư Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kế hoạch mua hàng sản xuất Công Ty TNHH MTV Kỹ Thuật Tú Lộc
- Chuyên viên mua hàng Tập Đoàn Kim Tín
- Trưởng ca sản xuất Tập Đoàn Kim Tín
- Nhân viên pháp lý Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên dự toán đấu thầu Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành