10 điều có thể khiến lính mới bị sốc
01-10-2017 11:54 GMT+7
Nếu bạn mới ra trường và bắt đầu đi làm, rất có khả năng một số thứ sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ và sốc.
1. Lương chẳng đủ tiêu
Mức lương khởi điểm của hầu hết những nhân viên mới, nhất là những người vừa ra trường, thường không cao. Trong khi đó, tiền bảo hiểm, tiền xăng xe, điện thoại… ngốn của bạn những khoản không nhỏ. Cuối cùng, bạn chẳng còn bao nhiêu để phục vụ cho các nhu cầu khác của bản thân. Và đây chính là lúc bạn nên học cách quý trọng đồng tiền và thận trọng trong chi tiêu để phòng trường hợp "cháy túi” khi chưa đến kỳ nhận lương.
2. Không phải lúc nào bạn cũng được ra về lúc 5h chiều
Bạn vẫn nghĩ đơn giản là sẽ đến chỗ làm vào lúc 8-9h sáng và ra về vào lúc 5h chiều. Nhưng sếp của bạn lại nghĩ khác. Là nhân viên mới, bạn sẽ thường xuyên phải ở lại muộn để hoàn thành công việc, và tất cả những gì bạn có thể làm là phải cố gắng để làm quen với thực tế này.
Trong nhiều lĩnh vực, dường như đã trở thành một luật bất thành văn là nhân viên thường xuyên phải làm thêm giờ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mình bị lợi dụng, bạn có thể lên tiếng với sếp để xem có thể được cắt giảm bớt giờ làm thêm hay không.
3. Công việc của bạn nhiều hơn mô tả công việc trong quảng cáo việc làm
Giống như một "con ma”, những nhiệm vụ mới bắt đầu xuất hiện. Đó là những nhiệm vụ hoàn toàn không có trong miêu tả công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra khi bạn chưa được tuyển. Bạn cảm thấy bực nhưng đừng vội phàn nàn. Nếu bạn nhận thêm nhiệm vụ với thái độ tích cực, mọi người sẽ ghi nhận và những cố gắng của bạn sẽ được công nhận. Làm được nhiều công việc sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và sẽ có cơ hội thăng tiến nhiều hơn.
4. Văn phòng rất giống với trường học
Khi ra trường, bạn nghĩ thế là đã thoát khỏi cảnh chia bè kết phái ở trường học. Nhưng văn phòng cũng là một xã hội thu nhỏ, giống như trường học, chỉ khác là mọi người ở đây ăn mặc đẹp hơn, chỉn chu hơn. Ở văn phòng, bạn sẽ có những bạn đồng nghiệp lười nhác, thích bắt nạn người khác, chĩa mũi vào công việc người khác… Khi mới vào, bạn rất dễ bị các phe cánh lôi kéo, nhưng về lâu về dài, hãy cố gắng giữ quan điểm trung lập và tránh những cuộc ngồi lên đôi mách. Bằng cách này, bạn sẽ tăng được năng suất làm việc và có được sự tôn trọng của đồng nghiệp và cấp trên.
5. Các quy định thường xuyên bị vi phạm
Ngay sau khi vào làm, bạn đã đọc nội quy cơ quan. Nhưng những ngày sau đó, bạn nhận thấy những quy định này bị vi phạm không ít lần. Mỗi công ty có một văn hóa khác nhau. Một số công ty sẽ áp dụng chặt chẽ các quy định đã được đề ra, nhưng một số khác có thể thả lỏng. Hãy để ý xem mọi người làm thế nào và bạn cũng làm theo như vậy, nhưng trước hết bạn nên tuân thủ các quy định đã. Nếu không chắc, bạn có thể hỏi một đồng nghiệp nào đó.
6. Mọi người có thể không làm nhiều việc như bạn tưởng
Anh bạn đồng nghiệp ngồi gần bạn nghỉ để uống cà phê 10 ngày mỗi lần. Phần lớn đồng nghiệp của bạn nghỉ ăn trưa quá giờ quy định. Năng suất làm việc ở văn phòng không hề cao như bạn tưởng. Nhưng đó chính là cơ hội để bạn tỏa sáng. Hãy tranh thủ thời gian, tập trung vào công việc, và bạn có thể sẽ là người đầu tiên được tăng lương khi đến đợt điều chỉnh.
7. Những mối quan hệ lãng mạn bí mật không bí mật lắm
Bạn đã được cảnh báo về mặt trái của tình công sở, nhưng bạn vẫn sẽ có cơ hội mục sở thị những mối quan hệ lãng mạn ngay trong văn phòng của mình.
8. Sếp của bạn có thể là nhà quản lý tồi nhất thế giới
Sếp của bạn có thể không tuyệt vời như bạn vẫn tưởng, nhưng bạn cần biết rằng mình sẽ phải làm việc với mọi kiểu người. Bởi vậy, trong công việc bạn cần có sự điều chỉnh cần thiết để tránh xung đột, va chạm và đảm bảo được các mối quan hệ hài hòa.
9. Bạn sẽ thấy có người muốn phá hoại công việc của bạn
Rất có thể có một đồng nghiệp đã mơ ước có được vị trí của bạn trước khi công ty tuyển bạn. Họ sẽ có tâm lý thù địch với bạn và bạn nhận thấy thái độ đó trong các cuộc họp và khi giáp mặt với anh/cô ấy mỗi ngày. Đừng quan tâm tới điều đó. Chỉ cần bạn quan tâm tới công việc của mình. Nếu tình hình trở nên tồi tệ, bạn có thể báo cáo phòng nhân sự để có sự can thiệp cần thiết.
10. Họ theo dõi bạn nhiều hơn
Đồng nghiệp sẽ "soi” bạn, nhất là khi bạn còn là "lính mới”. Thậm chí, khi bạn đã làm việc trong công ty một thời gian dài, bạn vẫn sẽ tiếp tục bị theo dõi. Các hoạt động hàng ngày của bạn, thời gian bạn đến cơ quan và ra về, các trang web bạn truy cập… đều có thể bị "soi”. Thực tế này có thể xuất phát từ chính sách của công ty, nhưng cũng có thể chỉ là kết quả từ tính thích xoi mói của những người đồng nghiệp.
- Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kiểm soát chất lượng, QC Công Ty TNHH Thịnh Gia Huy
- Nhân viên kỹ thuật xây dựng dân dụng Công Ty TNHH MTV DPT
- Nhân viên vật tư Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kế hoạch mua hàng sản xuất Công Ty TNHH MTV Kỹ Thuật Tú Lộc
- Chuyên viên mua hàng Tập Đoàn Kim Tín
- Trưởng ca sản xuất Tập Đoàn Kim Tín
- Nhân viên pháp lý Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên dự toán đấu thầu Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành