Tìm việc không khó như bạn nghĩ
11-07-2011 10:38 GMT+7
Thay vì lặn lội từ nơi này đến nơi khác để tìm kiếm một công việc mới phù hợp, hãy tham khảo những bí quyết sau, bạn sẽ thấy “tìm việc không quá khó” như những gì bạn nghĩ.
Sử dụng công cụ tìm kiếm hiện đại một cách hiệu quả bằng cách dùng các "từ khóa” phù hợp với sở thích và vị trí công việc mà bạn đang hướng đến. Ngắn gọn, xúc tích và biểu đạt nội dung chính là những tiêu chí cụ thể dành cho "từ khóa”. Hãy nhớ, nếu như bạn tập trung tìm kiếm và khôn khéo sử dụng các từ khóa tìm kiếm, bạn sẽ thu được những kết quả như ý ngay từ bước đầu tiên.
Xây dựng thương hiệu
Vận dụng những ứng dụng tuyệt vời của khoa học công nghệ để tìm kiếm việc làm là một trong những cách thức vô cùng thông minh. Bạn hãy tạo một hồ sơ "sáng lóa” trên Linkein, Facebook hoặc làm một CV thật "nổi bật”. Khi bạn xây dựng cho mình một thương hiệu riêng với bảng thành tích nổi trội điều đó nói lên rằng bạn là một người có năng lực, chuyên nghiệp và sự nhanh nhạy của bạn là những gì các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Kết nối với danh sách liên lạc của bạn
Khi bạn đã tạo cho mình một hồ sơ "nổi bật” trên các trang mạng thì bước tiếp theo là gửi nó cho tất cả những người trong danh sách liên lạc của bạn vì biết đâu ở đó sẽ có người giúp bạn liên lạc hoặc cho bạn biết thông tin về công việc mà bạn đang tìm kiếm.
Sử dụng các công cụ tìm kiếm công việc
Các công cụ tìm kiếm tiện ích có thể "xúc tiến” việc tìm kiếm của bạn và giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn có thể sử dụng các công cụ như google, topsy, crowdeye, collecta hoặc scoolper,... đó đều là những công cụ tìm kiếm hiệu quả, nhanh chóng giúp bạn tìm được những thông tin cần thiết, liên quan đến công việc bạn đang hướng đến.
Tạo một danh sách các công ty
Khi đã thu được những thông tin cần thiết từ những công cụ tìm kiếm, bước tiếp theo bạn phải làm là tạo một danh sách các công ty mà bạn muốn làm hoặc các công ty mà bạn cho là phù hợp với sở thích của mình. Đó là một ý tưởng rất tuyệt để nghiên cứu các thông tin liên quan đến công ty đó. Sau đó hãy vào những trang web của công ty (nếu có) để tìm hiểu những thông tin cụ thể. Hãy nhớ, bạn hiểu càng nhiều về công ty mà bạn muốn làm việc thì tỷ lệ bạn "có chỗ” trong công ty đó sẽ cao hơn nhiều đấy.
Tập trung vào sơ yếu lý lịch
Điều quan trọng bạn cần làm sau khi đã tìm kiếm được công ty phù hợp là dành hết tâm sức để viết một sơ yếu lý lịch thật nổi bật. Bao gồm những thông tin cá nhân, những thành tích mà bạn đạt được, những mong muốn của bạn hoặc thậm chí đó còn là những ý tưởng bạn để đóng góp cho sự phát triển của công ty hiện tại. Các nhà tuyển dụng có thể sẽ "để mắt” nhiều hơn đến hồ sơ của bạn. Bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để có một cuộc phỏng vấn nếu bạn gửi kèm một lá thư bày tỏ nguyện vọng.
Chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi phỏng vấn
Nghiên cứu công ty trước khi phỏng vấn, ăn mặc phù hợp, thực hành đặt câu hỏi và trả lời,… hãy nổ lực hết sức để có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng không chỉ với bảng thành tích mà còn ở phong cách giao tiếp của bạn: Sự tự tin, thông minh, khôn khéo và cả sự chuyên nghiệp trong cách xử sự.
Khẳng định
Sau mỗi cuộc phỏng vấn đừng quên cám ơn tất cả những nhà tuyển dụng. Cũng nên nhắc lại những mong muốn của bạn với họ và khẳng định "chắc như đinh đóng cột” rằng bạn là một ứng cử viên tuyệt vời cho vị trí mà họ đang tìm kiếm.
Chấp nhận (hoặc từ chối) một lời mời làm việc
Khi bạn nhận được một lời mời làm việc, hãy dành thời gian để đánh giá một cách cẩn thận xem những yêu cầu mà công ty đưa ra có phù hợp với bạn không? Bạn chấp nhận hay từ chối? Bạn không nhất thiết phải chấp nhận công việc đó chỉ vì nó đã mang lại cho bạn một cơ hội để đi làm. Nhưng nếu bạn chấp nhận hãy làm nó một cách cẩn thận và hết mình. Trong trường hợp bạn từ chối, hãy từ chối một cách lịch sự để họ thấy bạn là một người lịch thiệp.
Theo Dân trí
Xây dựng thương hiệu
Vận dụng những ứng dụng tuyệt vời của khoa học công nghệ để tìm kiếm việc làm là một trong những cách thức vô cùng thông minh. Bạn hãy tạo một hồ sơ "sáng lóa” trên Linkein, Facebook hoặc làm một CV thật "nổi bật”. Khi bạn xây dựng cho mình một thương hiệu riêng với bảng thành tích nổi trội điều đó nói lên rằng bạn là một người có năng lực, chuyên nghiệp và sự nhanh nhạy của bạn là những gì các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Hãy vận dụng những bước sau để tìm được một công việc mới như ý
(ảnh minh họa: Internet)
(ảnh minh họa: Internet)
Kết nối với danh sách liên lạc của bạn
Khi bạn đã tạo cho mình một hồ sơ "nổi bật” trên các trang mạng thì bước tiếp theo là gửi nó cho tất cả những người trong danh sách liên lạc của bạn vì biết đâu ở đó sẽ có người giúp bạn liên lạc hoặc cho bạn biết thông tin về công việc mà bạn đang tìm kiếm.
Sử dụng các công cụ tìm kiếm công việc
Các công cụ tìm kiếm tiện ích có thể "xúc tiến” việc tìm kiếm của bạn và giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn có thể sử dụng các công cụ như google, topsy, crowdeye, collecta hoặc scoolper,... đó đều là những công cụ tìm kiếm hiệu quả, nhanh chóng giúp bạn tìm được những thông tin cần thiết, liên quan đến công việc bạn đang hướng đến.
Tạo một danh sách các công ty
Khi đã thu được những thông tin cần thiết từ những công cụ tìm kiếm, bước tiếp theo bạn phải làm là tạo một danh sách các công ty mà bạn muốn làm hoặc các công ty mà bạn cho là phù hợp với sở thích của mình. Đó là một ý tưởng rất tuyệt để nghiên cứu các thông tin liên quan đến công ty đó. Sau đó hãy vào những trang web của công ty (nếu có) để tìm hiểu những thông tin cụ thể. Hãy nhớ, bạn hiểu càng nhiều về công ty mà bạn muốn làm việc thì tỷ lệ bạn "có chỗ” trong công ty đó sẽ cao hơn nhiều đấy.
Tập trung vào sơ yếu lý lịch
Điều quan trọng bạn cần làm sau khi đã tìm kiếm được công ty phù hợp là dành hết tâm sức để viết một sơ yếu lý lịch thật nổi bật. Bao gồm những thông tin cá nhân, những thành tích mà bạn đạt được, những mong muốn của bạn hoặc thậm chí đó còn là những ý tưởng bạn để đóng góp cho sự phát triển của công ty hiện tại. Các nhà tuyển dụng có thể sẽ "để mắt” nhiều hơn đến hồ sơ của bạn. Bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để có một cuộc phỏng vấn nếu bạn gửi kèm một lá thư bày tỏ nguyện vọng.
Chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi phỏng vấn
Nghiên cứu công ty trước khi phỏng vấn, ăn mặc phù hợp, thực hành đặt câu hỏi và trả lời,… hãy nổ lực hết sức để có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng không chỉ với bảng thành tích mà còn ở phong cách giao tiếp của bạn: Sự tự tin, thông minh, khôn khéo và cả sự chuyên nghiệp trong cách xử sự.
Khẳng định
Sau mỗi cuộc phỏng vấn đừng quên cám ơn tất cả những nhà tuyển dụng. Cũng nên nhắc lại những mong muốn của bạn với họ và khẳng định "chắc như đinh đóng cột” rằng bạn là một ứng cử viên tuyệt vời cho vị trí mà họ đang tìm kiếm.
Chấp nhận (hoặc từ chối) một lời mời làm việc
Khi bạn nhận được một lời mời làm việc, hãy dành thời gian để đánh giá một cách cẩn thận xem những yêu cầu mà công ty đưa ra có phù hợp với bạn không? Bạn chấp nhận hay từ chối? Bạn không nhất thiết phải chấp nhận công việc đó chỉ vì nó đã mang lại cho bạn một cơ hội để đi làm. Nhưng nếu bạn chấp nhận hãy làm nó một cách cẩn thận và hết mình. Trong trường hợp bạn từ chối, hãy từ chối một cách lịch sự để họ thấy bạn là một người lịch thiệp.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương