Cẩm nang việc làm

Lời khuyên khi góp ý cho sếp mới

06-06-2011 09:50 GMT+7

Sếp mới vừa bắt đầu công việc ở công ty. Hiển nhiên anh/ cô ấy sẽ gặp một số khó khăn và thậm chí mắc sai lầm. Là nhân viên, bạn có nhiệm vụ giúp đỡ sếp trong giai đoạn đầu thử thách này.
Đây cũng chính là thời điểm để bạn bắt đầu xây dựng mối quan hệ với sếp. Cởi mở chia sẻ lời khuyên và những góp ý tích cực sẽ là nền tảng để phát triển mối quan hệ bền vững giữa sếp và nhân viên. Tuy nhiên, vì sếp ở vị trí cao hơn nên bạn cần khéo léo khi góp ý với sếp, tránh trường hợp khiến anh/ cô ấy hiểu lầm rằng bạn muốn " dạy khôn” hay thể hiện quyền lực của một nhân viên kì cựu.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn góp ý với sếp mới mà không làm mếch lòng anh/ cô ấy:

Xác định xem liệu sếp có sẵn sàng lắng nghe nhân viên

Trước khi mở lời góp ý với sếp, bạn nên xác nhận xem liệu sếp có cởi mở lắng nghe nhân viên cấp dưới. Một người sếp tốt sẽ sẵn sàng tiếp nhận, thậm chí khuyến khích ý kiến của nhân viên.

Tuy nhiên, một người mới được thăng tiến có thể cảm thấy bất an với vai trò và coi ý kiến đóng góp của bạn như một sự chỉ trích. Do đó, bạn cần chú ý tới điều này. Hãy quan sát cách sếp làm việc và tương tác với mọi người trong văn phòng. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các yếu tố khác như tâm trạng và mức độ bận rộn của sếp, từ đó mới quyết định thời điểm nói chuyện với sếp.

Thêm vào đó, đừng quên rằng phương tiện giao tiếp cũng rất quan trọng. Liệu sếp thích liên lạc qua email, điện thoại hay gặp mặt trực tiếp?

Lên kế hoạch tiếp cận sếp

Điều này phụ thuộc vào văn hóa công sở. Nếu công ty có chính sách cởi mở, bạn có thể thắng thắn góp ý trực tiếp với sếp ngay tại văn phòng và những nhân viên khác cùng tham gia.

Nhưng nếu góp ý của bạn có phần nhạy cảm, đồng thời tránh làm sếp " mất mặt” chốn đông người, tốt nhất hãy gặp riêng sếp. Với phương pháp tiếp cận hợp lý, bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trình bày rõ ràng

Hãy thể hiện qua điểm của bạn một cách tự tin, trực tiếp và chính xác. Vòng vo chỉ khiến tốn thời gian và khiến sếp cảm thấy bị làm phiền. Hãy nói rõ sếp chưa đúng ở điểm nào với những thông tin xác thực và có cơ sở.

Đồng thời, bạn nên quan sát thái độ của sếp qua ngôn ngữ cử chỉ. Liệu sếp có cau mày khó chịu hay im lặng lắng nghe? Và sau mỗi luận điểm, hãy hỏi lại xem sếp có đồng tình với bạn hay không.

Theo Dân trí