Cẩm nang việc làm

Khi xin việc, được hỏi về lương, nên trả lời ra sao?

24-08-2017

Chưa kể, một nhà tuyển dụng còn hỏi những câu đơn giản như: Một ngày em làm những việc gì? Ngủ bao nhiêu tiếng?...

 

Đây là câu hỏi không dễ trả lời cho những tân cử nhân, hoặc sinh viên làm thêm khi chưa "kinh qua" nhiều vị trí việc làm.

 

Ông Chu Tuấn Anh - Giám đốc Tổ chức Giáo dục và đào tạo Hi! Language School chia sẻ, trong các công ty đều có hệ thống lương, họ sẽ không phá vỡ hệ thống ấy bởi nếu phá vỡ thì chính bạn sẽ bị sức ép từ đồng nghiệp và bị quá sức.

 

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi các bạn mức lương mong muốn để xác định cảm nhận giá trị của các bạn và sự tự tin để đánh giá phù hợp. Các bạn nên xác định sự nghiệp thành giai đoạn.

 

"Tôi khuyên rằng hãy bỏ ra 3 năm để đi làm lấy kiến thức, trau dồi kinh nghiệm làm nền tảng. Đừng đặt cao vấn đề về lương và hãy sòng phẳng với nhà tuyển dụng. Sau 3 năm tích lũy, bạn đã hiểu được bản thân và nhu cầu thị trường, lúc ấy bạn có thể định giá cho chính sức lao động của mình. Lúc này bạn có thể đưa ra mức giá bạn thấy phù hợp", ông Tuân nói.

 

Theo lãnh đạo Aprotrain, ở một số công ty, nhà tuyển dụng hỏi những câu đơn giản như: "Một ngày em làm những việc gì? Ngủ bao nhiêu tiếng? Có mơ không và mơ về gì?...". Ứng viên thường không chuẩn bị và nghĩ rằng đó là những câu hỏi lung tung, thế nhưng  tất cả câu hỏi này đều có mục đích.

 

Đặt bản thân là nhà tuyển dụng, ông Chu Tuấn Anh cho biết, nếu tuyển người ở vị trí hành chính, tức là người đó phải làm nhiệm vụ mua bán cho công ty và rất nhiều việc nhỏ thì sẽ hỏi ứng viên ở nhà có hay đi chợ hay mua sắm không. Nếu câu trả lời là "không phải làm gì" thì ông sẽ không tuyển bởi hành chính phải là người có kinh nghiệm đàm phán và khả năng mua bán. Cách đơn giản để biết ứng viên có khả năng hay không chính là thông qua cách làm việc nhà.

 

Hoặc nếu tuyển ứng viên vào làm marketing thì sẽ hỏi "trong thời gian rảnh bạn làm gì?". Nếu là thích đọc sách, nghiên cứu thì bạn đó sẽ hợp với những công việc nghiên cứu hơn, còn những người hướng ngoại, hay đi chơi sẽ hợp với marketing hơn.

 

"Thực chất họ đều hướng vào tố chất công việc của ứng viên. Thâm chí họ sẽ hỏi thời khóa biểu trong ngày để xem bạn quản lý thời gian có tốt không. Tôi cho rằng, để biết đam mê của bạn là gì hãy nhìn vào khoảng thời gian từ 20-21h bạn làm gì", ông Tuấn Anh nói và cho hay, thực tế 80% doanh nghiệp không đánh đố người đi xin việc mà họ sẽ để ứng viên bộc lộ được khả năng của mình", ông Tuân phân tích.

 

Ông nhắn nhủ, ứng viên trước hết cần trang bị chuyên môn tốt, kỹ năng giỏi như luôn đổi mới sáng tạo, giao tiếp, tiếng Anh thành thạo. Nếu như có hai bạn cùng tốt nghiệp Aptech  với năng lực như nhau, nhưng một bạn có tiếng anh tốt hơn thì chỉ trong thời gian ngắn đã được cất nhắc lên vị trí trưởng dự án.

 

"Vì vậy tiếng Anh chính là lợi thế cho các bạn. Khi có chuyên môn vững, tiếng Anh tốt và kỹ năng giỏi thì nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng tìm đến các em", Phó Tổng Giám đốc  Aprotrain chia sẻ.

 

 

Theo GDVN