Giành lại khả năng tập trung
21-02-2012 10:45 GMT+7
Bạn cho rằng cùng một lúc làm nhiều việc là cách tốt nhất để hoàn thành mọi thứ nhanh hơn? Não bộ của bạn sẽ không đồng ý đâu!
Khả năng tập trung cần được rèn luyện thường xuyên.
Bạn thường gọi điện thoại hoặc xem tin nhắn trong lúc chạy xe? Đây dĩ nhiên không phải là một thói quen tốt. Tuy nhiên, thậm chí những kiểu làm nhiều việc cùng một lúc (multitasking) trông có vẻ bình thường, chẳng hạn như vừa chat với bạn bè vừa gửi email công việc, cũng không hiệu quả hoặc vô hại như chúng ta tưởng.
Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí về thần kinh học NeuroImage tiết lộ khi ta cố gắng thực hiện đồng thời nhiều thứ, kết cuộc sẽ là không việc nào được hoàn thành tốt bởi bộ não có giới hạn về mặt nhận thức. Chúng ta có thể nghĩ mình đang làm một lúc hai việc, nhưng não lại thật sự đang buộc chúng lại với nhau.
Trrong một cuộc thử nghiệm tại Đại học Stanford, Mỹ, một nhóm sinh viên được yêu cầu dùng 30 phút để cùng lúc vừa soạn ra một playlist nhạc, chat và viết một bài luận ngắn; nhóm thứ hai chỉ tập trung giải quyết từng nhiệm vụ riêng rẽ trong mỗi 10 phút. Sau đó, họ được cho một bài kiểm tra trí nhớ lao động. Những người xử lý từng việc một làm tốt hơn hẳn nhóm còn lại.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể sửa chữa năng lực tập trung của mình? Women’s Health đã đề nghị một số chuyên gia tiết lộ bí quyết của họ trong việc phá vỡ thói quen multitasking và gia tăng khả năng chú ý, giúp bạn hạn chế rơi vào tình trạng kiệt sức.
Xem xét các hành động
AJ Jacobs, tác giả của cuốn The Guinea Pig Diaries: My Life as an Experiment, cam kết bỏ thói quen ôm đồm đồng thời nhiều việc trong vòng một tháng. Trong sự tìm tòi về khả năng tập trung, Jacobs đã tiến đến các thái cực. Ông ngừng kết nối internet trước khi ngồi xuống sáng tác và một lúc nào đó còn buộc chính mình vào chiếc ghế trước bàn làm việc theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, điều có hiệu quả thật sự theo Jacobs chính là siêu nhận thức (ý thức về quá trình tư duy). "Bất cứ khi nào để ý thấy tâm trí mình liên tục lang thang hơi lâu, tôi sẽ nhẹ nhàng dẫn dắt suy nghĩ trở lại đúng chỗ", ông nói.
Cách Jacobs áp dụng để tái tập trung là mô tả hành động thành lời. Việc nói với chính mình "Tôi đang bước đi” khiến bạn nhận thức thực tế trở lại. Nếu ngại nói ra, bạn chỉ cần nghĩ về điều đó trong đầu. Theo Jacobs, việc đơn giản thừa nhận khoảnh khắc đó đã chỉ cho ông biết hiện tại mình đang trong tình trạng nào.
Cho não quyền trợ giúp
Tiến sĩ Sophie Leroy, giáo sư trợ giảng tại Trường Quản lý thuộc Đại học Minnesotas Carlson, Mỹ, có cách nhìn khác về sự sao lãng. Khi nghĩ về multitasking, chúng ta đang hình dung ra chuyện chọn làm những hoạt động khác nhau cùng một lúc, chẳng hạn vừa lái xe vừa nghe điện thoại. Tuy nhiên, hình thức khác của multasking lại diễn ra khi não bộ không thể tập trung, vì nó đang bận nghĩ đến tất cả những điều khác bạn phải làm.
Hiện tượng trên đặc biệt phổ biến ở công sở. Thời gian được phân khúc, mọi người đang tập trung hoàn thành một dự án thì phải vội vã đi họp, sau đó quay trở lại với công việc ban đầu. Họ cho rằng não bộ chỉ cần "chạy” theo mình. Thế nhưng, nếu bạn đang thực hiện một nhiệm vụ cho đến 2h59, rồi lại vội vội vàng vàng đi họp lúc 3h00, bạn sẽ phải nếm trải những giây phút "sang số” chật vật, chưa kể đến chuyện lại tiếp tục xử lý dự án đang theo đuổi khi buổi họp kết thúc.
Tưởng tượng não bộ là một chiếc máy vi tính, tiến sĩ Leroy cho rằng: Nếu quá nhiều cửa sổ được mở lên đồng loạt, toàn bộ hệ điều hành chạy chậm đi. Vì thế, hãy chừa lại một trợ giúp chuyển hướng cho não. Viết ra thật ngắn gọn bạn đang xử lý dự án hiện tại đến đâu trước khi chuyển sang một nhiệm vụ mới. Bằng cách này, bạn biết được chính xác mình cần làm tiếp từ khâu nào khi quay về với nó. Bên cạnh đó, trước lúc quay lại, bạn nhớ dành vài phút để tóm tắt những gì vừa hoàn tất. Mẹo này đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy!
Đứng thăng bằng một chân
Yoga là một phương pháp tuyệt vời để tìm lại trọng tâm vì nó đòi hỏi sự tập trung hoàn toàn ngay tại thời điểm đó. Nếu bạn không tập trung về thể chất lẫn tâm lý, bạn sẽ nhận ra mình dễ dàng mất cân bằng.
Các tư thế thăng bằng đặc biệt có hiệu quả vì theo một chuyên gia yoga, chúng buộc bạn phải chú ý sát sao đến hơi thở và cơ thể. Nói cách khác, sự sao lãng không được phép xuất hiện ở đây. Để khôi phục sự cân bằng cho tinh thần, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, bạn nên tập tư thế cây (đứng thăng bằng một chân).
Giữ yên lặng
Đôi lao, ngay cả người lớn như chúng ta cũng cần thời gian nghỉ giải lao đúng lúc. Konchog Norbu, một nhà sư Tây Tạng, tin rằng việc chỉ ngồi trong thinh lặng cũng mang đến cho tinh thần và thể chất nhiều lợi ích đối với những ai thực hiện điều này thường xuyên. Nó được gọi là cách chờ đợi trong điềm tĩnh, bước đầu tiên của thiền định kiểu nhà Phật. Điều này không chỉ tăng cường năng lưc trí tuệ để tập trung và tránh sao lãng mà còn giúp làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và cải thiện trí nhớ.
Nhà sư Norbu gợi ý nên ngồi yên lặng trong 5-10 phút, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Khi đó, bạn nhớ tập trung vào việc thở và để cho mọi thứ ra khỏi tâm trí. Bạn sẽ bắt đầu thấy những thay đổi, chẳng hạn như khả năng tập trung tốt hơn, trong vòng vài tuần.
- Thực tập sinh SEO full-time Diệt Côn Trùng Minh Quân
- Kỹ sư cầu đường, thi công hiện trường Công Ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội
- Nhân viên media, chụp hình sản phẩm Công Ty TNHH Anh Tin
- Trưởng phòng marketing Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Nhân viên thiết kế kỹ thuật cơ khí Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Quân Đạt
- Trưởng phòng cơ điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Kế toán thống kê công trường Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Nhân viên vận hành máy CNC Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Công Nghiệp Tân Thành
- Nhân viên marketing Công Ty TNHH Công Nghệ Filterfine Việt Nam