Đi tìm nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc
07-03-2017 03:46 GMT+7
Các doanh nghiệp thường sa thải nhân viên vì họ không đủ năng lực hoặc tác phong làm việc quá yếu kém nhưng nhân viên cũng có thể tự "sa thải" họ vì công việc quá nhàm chán, chế độ đãi ngộ kém, doanh nghiệp không tốt,....Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc không báo trước. Cùng tìm ra đâu là những nguyên nhân hàng đầu khiến họ đi tìm công việc mới nhé!
1. Lương "bèo"
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên các công ty thường xuyên nghỉ việc. 80% những người trả lời cho rằng dù lý do này hay lý do khác thì tiền lương vẫn là một trong những lý do khiến họ tìm đến công việc mới. Họ đi làm để nuôi sống bản thân và gia đình, nếu công việc không thể đáp ứng những yêu cầu đó dù thực hiện rất chăm chỉ, hoàn thành thành tốt thì nhân viên sẽ cảm thấy mệt mỏi và từ bỏ chúng. Do vậy các công ty cần có chế độ lương phù hợp với từng đối tượng nhân viên, dựa vào mức độ đóng góp của từng người, tốt nhất hãy tham khảo mức chi phí dành cho người lao động cùng lĩnh vực ở đơn vị khác. Nếu có người hay thắc mắc vì sao lương thấp hãy giải thích rõ ràng cho họ, do khả năng hoàn thành công việc chỉ ở mức chấp nhận được hay không có sự đóng góp quá lớn.
2. Môi trường làm việc tồi
Một môi trường làm việc hoàn hảo phải đáp ứng hai yêu cầu: thứ nhất điều kiện làm việc tốt với đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, không gian thoáng mát; thứ hai tạo cơ hội để nhân viên phát triển năng lực. Không ai muốn "bị nhốt” trong một không gian khép kín, chật chội, thiếu trang thiết bị phục vụ.Ngoài ra những người có năng lực cao thường chán công việc nếu cảm thấy nó không đủ thách thức, không tạo cơ hộ để họ phát triển nên phải tìm kiếm sự thay đổi cho mình một hướng đi mới tốt hơn.
3. Chính sách cho nhân viên không thỏa đáng
Mỗi công ty đều có chính sách dành riêng cho đội ngũ nhân viên của mình và đó làm nên văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh các tiêu chí như tiền lương, mức độ phù hợp, khả năng học hỏi, phát triển khi tìm việc thì văn hóa công ty, chính sách dành cho nhân viên là thứ khiến mọi người làm việc cho mình mà không phải đối thủ. Tuy nhiên nếu công ty nào không có chính sách hợp lý, thiết thực dành cho nhân viên, cung cấp bất kỳ quyền lợi nào cho người lao động như: nghỉ ốm, nghỉ mát, bảo hiểm, thưởng khi đạt thành quả cao, vui chơi… thì rất dễ khiến họ chán nản.
4. Quan hệ đồng nghiệp không thân thiện
Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là một trong những liều thuốc tốt nhất giúp nhân viên muốn gắn bó với công ty lâu dài. Tuy nhiên nếu sống trong một môi trường không có sự gắn kết tập thể, đồng nghiệp thường xuyên nói xấu lẫn nhau, hạ thấp uy tín, thậm chí vùi dập thì không ai muốn ở lại. Trong công việc, teamwork (làm việc nhóm) là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thành công, chỉ khi có sự hỗ trợ lẫn nhau thì công việc mới giải quyết nhanh gọn được. Những người tài giỏi, luôn có ý chí vươn lên, nỗ lực, chấp nhận thử thách, là "cục vàng” của mỗi doanh nghiệp thường rất ghét những nơi mà đấu đá nội bộ diễn ra quá thường xuyên, nhân viên dành 4/8 tiếng làm việc chỉ để nói xấu người khác.
5. Lãnh đạo kém cỏi
Sếp thiên vị, không công bằng, hay tạo ra áp lực, chỉ thích đi săm soi người khác sẽ khiến nhân viên cực kỳ khó chịu và không hề muốn làm việc dưới "trướng” của người này. Một bộ phận lớn các nhân viên nhảy việc khi được hỏi lý do đều nói rằng tính cách xấu của lãnh đạo là một trong những nguyên nhân khiến họ tìm công việc mới. Khi sếp không làm cho nhân viên tin tưởng vào khả năng lãnh đạo cũng như sự nghèo giao tiếp của mình, sự quản lý kém và bắt nhân viên làm việc vượt quá thời gian qui định, đó là lý do lớn nhất để nhân viên ra đi. Có rất nhiều câu chuyện về Sếp, bạn có thể tham khảo bài viết "6 tính cách khiến Sếp bị ghét cay ghét đắng nơi công sở”.
6. Không được lãnh đạo công nhận
Một bạn chia sẻ trên diễn đàn tìm việc làm: "Ông chủ tôi thường đoán sự việc không dựa vào dữ liệu hay thực tế. Có thể ông ấy có thực tế, nhưng ông ấy không sử dụng thực tế, và để lại một ấn tượng theo kiểu "tôi làm theo cách riêng của tôi”. Có rất nhiều con đường mới và nhân viên thà ra đi còn hơn là đi theo con đường mà họ cảm thấy chỉ là theo đuôi.”
Khi một người làm việc cật lực và hoàn thành tốt công việc, họ chỉ mong có sự công nhận từ cấp trên, nó có thể là tăng lương, tiền thưởng, thậm chí là một lời khen. Tuy nhiên thật tồi tệ khi sự cố gắng của nhân viên không được Sếp công nhận, họ cố tình lờ đi, thậm chí "ậm ừ” cho xong. Không ai muốn cống hiến sức mình cho những doanh nghiệp như vậy cả, họ sẽ nhanh chóng tìm đến một đơn vị mới tốt hơn để phát huy năng lực của mình.
7. Có nhiều lời đề nghị cho một vị trí tốt hơn
Những nhân viên giỏi, có tài năng thường là mục tiêu săn đuổi của rất nhiều công ty và dù họ đã có công việc ổn định nhưng vẫn thường bị "gạ gẫm”, "lôi kéo” bằng nhiều "mồi câu” hấp dẫn khác nhau. Nhất là trong hoàn cảnh họ đang mong muốn kiếm được nhiều tiền để giải quyết các khoản phát sinh như xây nhà, mua xe, chăm sóc con cái… thì rất dễ nảy sinh tình trạng nhảy việc nếu lương đơn vị khác cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bạn đang làm ở một công ty không có môi trường, chế độ đãi ngộ tốt…bạn có thể suy nghĩ để đi tìm một vị trí , một công ty chuyên nghiệp, có thể phát huy được năng lực bản thân và được trả lương cao hơn.
- Thực tập sinh SEO full-time Diệt Côn Trùng Minh Quân
- Kỹ sư cầu đường, thi công hiện trường Công Ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội
- Nhân viên media, chụp hình sản phẩm Công Ty TNHH Anh Tin
- Trưởng phòng marketing Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Nhân viên thiết kế kỹ thuật cơ khí Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Quân Đạt
- Trưởng phòng cơ điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Kế toán thống kê công trường Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Nhân viên vận hành máy CNC Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Công Nghiệp Tân Thành
- Nhân viên marketing Công Ty TNHH Công Nghệ Filterfine Việt Nam