Đánh giá lời đề nghị công việc qua 7 yếu tố
22-07-2011 10:04 GMT+7
Sau giai đoạn tìm việc vất vả và một cuộc phỏng vấn căng thẳng, cuối cùng bạn cũng nhận được lời đề nghị công việc từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng chấp nhận lời đề nghị đó.
Bạn cần đặt mong muốn của mình lên hàng đầu (ảnh minh họa).
Để đưa ra quyết định chính xác, bạn cần đánh giá toàn diện những điều kiện của nhà tuyển dụng cũng như cân nhắc các yếu tố của bản thân, trong đó bao gồm:
Mong muốn của bản thân
Người ta thường dễ bị tác động bởi ý kiến của người khác trước một quyết định quan trọng và bạn có thể không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, bạn không thể chấp nhận lời đề nghị công việc bởi bố mẹ bạn muốn vậy. Đây là công việc của bạn và bạn mới là người dành thời gian, công sức cho nó chứ không phải của họ. Bạn cần đặt mong muốn của mình lên hàng đầu.
Tiền lương
Đây là yếu tố thường được nhiều người đặt ở vị trí đầu tiên khi cân nhắc lời đề nghị công việc. Trong khi đó, những người mới ra trường lại thường qua loa về vấn đề tiền bạc và cho rằng " kiếm được việc đã là tốt lắm rồi". Dù trong trường hợp nào, bạn cũng cần dựa vào tình hình cụ thể để xác định mức lương nào ổn, mức lương nào có thể chấp nhận được và mức nào không thể chấp nhận.
Trách nhiệm công việc
Hãy xem trách nhiệm công việc có phù hợp với chuyên ngành, sở thích, khả năng của bạn hay không. Không thể vì sức ép có một công việc mà bạn phải dành 8 tiếng một ngày để làm việc mình không có hứng thú hay cảm xúc.
Văn hoá công ty
Bạn đã biết gì về môi trường làm việc trong công ty? Chẳng hạn, mọi người trong văn phòng có thích làm việc theo nhóm hay không và hiệu quả công việc ra sao? Dù rất khó để xác định vì bạn vẫn chưa là một thành viên trong đó nhưng chắc hẳn bạn có thể định hình khái quát về văn hoá công sở sau một vài cuộc phỏng vấn/ tham quan công ty.
Cơ hội phát triển
Liệu công việc này có cho bạn cơ hội để trải nghiệm và học hỏi những điều mới mẻ? Hay có những cơ hội để bạn nhận được khoá học bổ sung về phần mềm hệ thống mới hoặc marketing qua Internet. Lâu dài hơn, liệu bạn có cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn trong công ty? Hãy tìm đáp án cho những câu hỏi đó trước khi quyết định có nên chấp nhận công việc hay không.
Người quản lý
Người quản lý trực tiếp có tác động rất lớn tới công việc hàng ngày cũng như cả sự nghiệp lâu dài của bạn. Nếu bạn có cảm giác rằng mình có thể làm việc và học hỏi từ anh/cô ấy, đó là điều tuyệt vời. Nhưng sẽ ra sao nếu bạn thấy sếp là người khó gần và lạnh lùng? Chắc hẳn, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Địa điểm làm việc
Địa điểm làm việc cũng là yếu tố bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Liệu bạn có đủ năng lượng và sẵn sàng dành 2 tiếng đồng hồ mỗi sáng để tới cơ quan hàng ngày? Hay bạn có chấp nhận làm việc ở thành phố ồn ào trong khi chỉ thích yên tĩnh?
Trên đây là những yếu tố cơ bản cần cân nhắc khi đánh giá lời đề nghị công việc. Hy vọng bạn sẽ đưa ra một quyết định đúng đắn để sau này không phải hối hận.
- Thực tập sinh SEO full-time Diệt Côn Trùng Minh Quân
- Kỹ sư cầu đường, thi công hiện trường Công Ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội
- Nhân viên media, chụp hình sản phẩm Công Ty TNHH Anh Tin
- Trưởng phòng marketing Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Nhân viên thiết kế kỹ thuật cơ khí Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Quân Đạt
- Trưởng phòng cơ điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Kế toán thống kê công trường Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Nhân viên vận hành máy CNC Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Công Nghiệp Tân Thành
- Nhân viên marketing Công Ty TNHH Công Nghệ Filterfine Việt Nam