Bí quyết xây dựng mối quan hệ vững chắc với sếp mới
29-05-2012 05:29 GMT+7
Quan sát và học hỏi sếp
"Trong
những ngày đầu tiên tại công việc mới, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn
là để ý tới văn hoá công ty và quan sát phong thái làm việc của sếp.
Đừng vội đưa ra những đánh giá phiến diện cho tới khi bạn hiểu rõ văn
hoá công ty, những điều mọi người yêu thích cũng như ghét bỏ", Terese
Corey Blanck, giám đốc của công ty tư vấn việc làm College to Career,
nói.
Bên
cạnh đó, đặt ra những câu hỏi thông minh sẽ giúp sếp có cái nhìn thiện
cảm hơn về bạn. Đừng hỏi những điều đã quá rõ ràng hoặc ngại hỏi vì sợ
người khác nghĩ mình thiếu năng lực. Hãy nhớ rằng sếp sẽ hài lòng nếu
bạn hỏi thay vì lẳng lặng làm việc và mắc sai lầm.
"Chiều" theo phong cách giao tiếp của sếp
Một số người quản lý thích gặp để trực tiếp giao việc cho nhân viên và giám sát chặt chẽ. Một số khác lại thích giao việc cho cả tuần. Dù phong cách làm việc của sếp là gì, bạn cần có biện pháp kết nối hiệu quả với sếp. Kể cả qua email, điện thoại hay tới phòng sếp, hãy thường xuyên cập nhật với sếp về nhiệm vụ hiện tại, kết quả, khó khăn và thành công…
Vẻ ngoài và cách cư xử chuyêp nghiệp
Allison Hemming, người thành lập công ty cung ứng lao động The Hired Guns, kể câu chuyện về một nhân viên công ty giới mình thiệu cho một ngân hàng lớn. "Cô ấy có trình độ và kỹ năng rất tốt. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần làm việc, sếp của cô ấy gọi điện và đề nghị chúng tôi nói chuyện với cô ấy rằng vẻ ngoài sẽ ảnh hưởng tới công việc hiện tại. Cô ấy ăn mặc không thích hợp, thường xuyên mặc váy ngắn, áo trễ cổ… Những lỗi cơ bản về cách ăn mặc đã phá vỡ mối quan hệ của cô ấy với sếp và đồng nghiệp xung quanh”.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp đòi hỏi trang phục và cách ứng xử thích hợp. Bạn hãy tìm hiểu nội quy công ty và cách ăn mặc của đồng nghiệp để xây dựng phong cách thời trang công sở của riêng mình một cách nhã nhặn, lịch sự.
Thể hiện sự chủ động
Là một nhân viên mới, thay vì ngồi một chỗ và chờ mọi người sai bảo, bạn nên chủ động tham gia vào công việc chung.
"Hãy chủ động làm việc khi nhìn thấy có việc cần hoàn thành. Chẳng hạn, đơn giản như nghiên cứu tài liệu về sản phẩm/ dịch vụ trước khi sếp giao cho bạn. Hoặc những việc nhỏ nhặt khác như photo tài liệu cho đồng nghiệp”, Corey Blanck, khuyên bạn.
Stephen Viscusi, tác giả cuốn sách Làm thế nào để xây dựng một thế giới việc làm thực sự?, bổ sung: "Hãy đến sớm và về muộn. Bạn nên bận rộn khi bắt đầu công việc mới, học hỏi những điều mới và dù chưa được giao nhiều việc, bạn cũng không nên ngồi yên một chỗ trong khi đồng nghiệp đều tất bật với công việc”.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Điều này đã quá rõ ràng khi bạn muốn phát triển mối quan hệ bền vững với sếp. "Hãy giúp đỡ và khiến sếp được ca ngợi bằng cách làm việc chăm chỉ. Đổi lại, bạn cũng được sếp đánh giá cao và coi trọng”, Viscusi nói.
- Thực tập sinh SEO full-time Diệt Côn Trùng Minh Quân
- Kỹ sư cầu đường, thi công hiện trường Công Ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội
- Nhân viên media, chụp hình sản phẩm Công Ty TNHH Anh Tin
- Trưởng phòng marketing Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Nhân viên thiết kế kỹ thuật cơ khí Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Quân Đạt
- Trưởng phòng cơ điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Kế toán thống kê công trường Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Nhân viên vận hành máy CNC Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Công Nghiệp Tân Thành
- Nhân viên marketing Công Ty TNHH Công Nghệ Filterfine Việt Nam