Bí quyết giải mã câu hỏi của nhà tuyển dụng
05-01-2011 10:41 GMT+7
Nhiều câu hỏi nhà tuyển dụng tung ra cùng lúc nhưng quan trọng là bạn sẽ trả lời những gì và chọn lọc thông tin thế nào để kết nối chúng với nhau. Tuy nhiên, dù thế nào, bạn cũng phải nhớ rằng, điều tối kỵ nhất là nói xấu về công ty và các đồng nghiệp cũ.
Bạn sắp bước vào một cuộc phỏng vấn việc làm quan trọng và lo lắng không biết có thể vừa ý nhà tuyển dụng hay không. Chìa khóa duy nhất giúp bạn hạ cánh an toàn ở vị trí mới là thể hiện bản thân và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn là ứng viên phù hợp nhất họ đang tìm. Cách tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời theo một số mẫu câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường "động" đến.
Đa phần các cuộc phỏng vấn xin việc luôn khó khăn và ứng viên thường rơi vào tình trạng căng thẳng. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng thì chẳng có lý do gì phải lo lắng khi người phỏng vấn hỏi đến.
Một trong những câu hỏi "muôn thuở" của nhà tuyển dụng là "giới thiệu về bản thân". Nhiều ứng viên bộp chộp, nghe đến câu hỏi này là như bắt được "sóng" cứ thế thao thao bất tuyệt về bản thân mà không hiểu điều nhà tuyển dụng muốn là gì. Tuy nhiên, với câu hỏi này, bạn chỉ cần nói ngắn gọn, càng ngắn càng tốt. Nếu có thể, hãy kể một câu chuyện nhỏ trong đó có lồng ghép lịch sử công việc và các kỹ năng của bản thân. Rất có thể, nhà tuyển dụng đã biết nhưng họ vẫn muốn nghe từ bạn, muốn xem cách bạn thể hiện bản thân như thế nào. Vì vậy, đừng tham kể lể dài dòng, sự ngắn gọn mà cô đọng sẽ dễ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
Một mẫu câu hỏi khác mà người phỏng vấn thường đưa ra sẽ liên quan quá khữ làm việc của bạn. Người ta sẽ hỏi về các mối quan hệ với đồng nghiệp, về công việc gần đây nhất bạn làm và lý do tại sao bạn lại "nhảy việc". Nhiều câu hỏi nhà tuyển dụng tung ra cùng lúc nhưng quan trọng là bạn sẽ trả lời những gì và chọn lọc thông tin thế nào để kết nối chúng với nhau. Tuy nhiên, dù trả lời thế nào, bạn cũng phải nhớ rằng, điều tối kỵ nhất là nói xấu về công ty và các đồng nghiệp cũ, đặc biệt là nói xấu sếp. Hãy cố gắng đưa ra những câu trả lời chuyên nghiệp và trung tính, không quá thiên kiến chủ quan. Bạn nên nhớ rằng, những gì bạn nói về công ty cũ, sếp cũ chính là bức thông điệp bạn gửi cho công ty và vị sếp tương lai đấy.
Một câu hỏi khác khiến nhiều ứng viên lúng túng là khi nhà tuyển dụng muốn biết "vì sao chúng tôi nên tuyển bạn". Khi hỏi như thé, người phỏng vấn đã biết bạn có phù hợp với vị trí họ cần hay không nhưng đây vẫn là câu hỏi để đánh giá sự chủ động, tự tin của bạn. Với câu hỏi này, bạn đừng ngần ngại đưa ra những kỹ năng của bản thân, những thành tựu đã đạt được trong quá khứ và những gì bạn có thể mang lại cho công ty. Lưu ý nhỏ với bạn trong trường hợp này là hãy nói với thái độ khiêm tốn, đừng thể hiện sự tự mãn vì điều này dễ khiến nhà tuyển dụng thấy phản cảm.
Có rất nhiều loại câu hỏi phỏng vấn ứng viên có thể gặp phải khi đối diện nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đây là một số mẫu câu có nội dung khá phổ biến hiện nay. Mấu chốt là bạn phải giữ bình tĩnh và chuẩn bị kỹ càng trước khi đi phỏng vấn.
Theo Zing News
Ảnh minh họa
Đa phần các cuộc phỏng vấn xin việc luôn khó khăn và ứng viên thường rơi vào tình trạng căng thẳng. Nhưng nếu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng thì chẳng có lý do gì phải lo lắng khi người phỏng vấn hỏi đến.
Một trong những câu hỏi "muôn thuở" của nhà tuyển dụng là "giới thiệu về bản thân". Nhiều ứng viên bộp chộp, nghe đến câu hỏi này là như bắt được "sóng" cứ thế thao thao bất tuyệt về bản thân mà không hiểu điều nhà tuyển dụng muốn là gì. Tuy nhiên, với câu hỏi này, bạn chỉ cần nói ngắn gọn, càng ngắn càng tốt. Nếu có thể, hãy kể một câu chuyện nhỏ trong đó có lồng ghép lịch sử công việc và các kỹ năng của bản thân. Rất có thể, nhà tuyển dụng đã biết nhưng họ vẫn muốn nghe từ bạn, muốn xem cách bạn thể hiện bản thân như thế nào. Vì vậy, đừng tham kể lể dài dòng, sự ngắn gọn mà cô đọng sẽ dễ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
Một mẫu câu hỏi khác mà người phỏng vấn thường đưa ra sẽ liên quan quá khữ làm việc của bạn. Người ta sẽ hỏi về các mối quan hệ với đồng nghiệp, về công việc gần đây nhất bạn làm và lý do tại sao bạn lại "nhảy việc". Nhiều câu hỏi nhà tuyển dụng tung ra cùng lúc nhưng quan trọng là bạn sẽ trả lời những gì và chọn lọc thông tin thế nào để kết nối chúng với nhau. Tuy nhiên, dù trả lời thế nào, bạn cũng phải nhớ rằng, điều tối kỵ nhất là nói xấu về công ty và các đồng nghiệp cũ, đặc biệt là nói xấu sếp. Hãy cố gắng đưa ra những câu trả lời chuyên nghiệp và trung tính, không quá thiên kiến chủ quan. Bạn nên nhớ rằng, những gì bạn nói về công ty cũ, sếp cũ chính là bức thông điệp bạn gửi cho công ty và vị sếp tương lai đấy.
Một câu hỏi khác khiến nhiều ứng viên lúng túng là khi nhà tuyển dụng muốn biết "vì sao chúng tôi nên tuyển bạn". Khi hỏi như thé, người phỏng vấn đã biết bạn có phù hợp với vị trí họ cần hay không nhưng đây vẫn là câu hỏi để đánh giá sự chủ động, tự tin của bạn. Với câu hỏi này, bạn đừng ngần ngại đưa ra những kỹ năng của bản thân, những thành tựu đã đạt được trong quá khứ và những gì bạn có thể mang lại cho công ty. Lưu ý nhỏ với bạn trong trường hợp này là hãy nói với thái độ khiêm tốn, đừng thể hiện sự tự mãn vì điều này dễ khiến nhà tuyển dụng thấy phản cảm.
Có rất nhiều loại câu hỏi phỏng vấn ứng viên có thể gặp phải khi đối diện nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đây là một số mẫu câu có nội dung khá phổ biến hiện nay. Mấu chốt là bạn phải giữ bình tĩnh và chuẩn bị kỹ càng trước khi đi phỏng vấn.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương