6 điều người tìm việc có kinh nghiệm nên biết
18-08-2011 09:59 GMT+7
Nếu suốt thời gian đi làm, bạn vẫn chỉ ở nguyên một vị trí, bạn hãy mô tả sự thay đổi tính chất, mức độ và trách nhiệm công việc qua từng thời kỳ. Cùng với đó là suy nghĩ của bạn về công việc hiện tại, cách hiểu, cách nghĩ và mong muốn một vị trí tương xứng.
Nhiều ứng viên đã đi làm lâu năm vẫn không biết viết CV thế nào cho hiệu quả, nhất là khi họ có những khoảng trống tìm việc dài ngày. Dù đã đi làm nhiều năm và đang ổn định với công việc hiện tại, không ít người vẫn muốn tìm một vị trí mới, có nhiều thay đổi nhưng nhiều khi, họ lại đánh mất cơ hội trong tầm tay vì những thiếu sót không đáng có.
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại những ứng viên lâu năm này vì họ thường đòi hỏi mức thu nhập khá cao. Một số nhà tuyển dụng thậm chí còn không hào hứng với ứng viên lớn tuổi, đi làm lâu năm vì họ cho rằng, những người này không nhanh nhạy với cái mới... Bởi vậy, không phải cứ có nhiều năm đi làm mà bạn có thể chủ quan trong khâu viết CV và chuẩn bị hồ sơ.
Sau đây là một số lưu ý những người tìm việc đã có kinh nghiệm nên lưu ý khi viết CV:
- Không ngừng học hỏi
Một số người sử dụng lao động vẫn nghĩ rằng, quá trình làm việc lâu dài cho thấy các kỹ năng của bạn đã chững lại, bạn không còn thường xuyên cập nhật những kỹ năng mới trong lĩnh vực của mình. Vì thế, bạn cần chứng minh cho họ thấy bạn vẫn không ngừng học hỏi thông qua việc tham gia các khóa đào tạo của công ty, các khóa học bên ngoài do công ty trả tiền hay thậm chí bạn bỏ tiền túi, bạn vẫn sẵn sàng. Khả năng tự học cũng là một yêu cầu quan trọng, giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh hơn là việc ngồi đợi người khác chỉ cho. Vì vậy, CV của bạn phải thể hiện được sự học hỏi không ngừng ấy.
- Loại bỏ kỹ năng đã lỗi thời
Có thể, bạn có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nhưng điều quan trọng là bạn phải xem, chúng có còn phù hợp trong thời buổi hiện nay hay không. Nếu là những kỹ năng đã cũ mòn, lỗi thời, bạn không nên ôm đồm vào CV nữa. Một khi không chắc chắn về những kỹ năng lỗi thời, bạn có thể hỏi các đồng nghiệp thân cận hoặc một vài nhà tuyển dụng tiềm năng xem kỹ năng đặc biệt bạn có liệu có còn giá trị nữa không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem qua các quảng cáo việc làm, yêu cầu của một số nhà tuyển dụng trong lĩnh vực bạn làm, nếu kỹ năng ấy không có trong mô tả của họ, bạn nên cân nhắc đến việc loại nó khỏi CV.
- Tách bạch quá trình thăng tiến
Bạn đã đi làm một thời gian dài, nếu có những nấc thang của sự thăng tiến, từ việc nâng lương, thay đổi vị trí công việc với trách nhiệm cao hơn... bạn nên tách bạch từng nấc riêng, rõ ràng, chi tiết. Cách tốt nhất là nên lập một bảng riêng cho quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân để các nhà tuyển dụng thấy rõ.
Nếu suốt thời gian đi làm, bạn vẫn chỉ nguyên một vị trí, bạn hãy mô tả sự thay đổi tính chất, mức độ và trách nhiệm công việc qua từng thời kỳ. Cùng với đó là suy nghĩ của bạn về công việc hiện tại, cách hiểu, cách nghĩ và mong muốn một vị trí như thế nào cho tương xứng.
- Thể hiện thành tích
Mô tả công việc của bạn không nên chỉ đơn thuần là liệt kê các công việc đã làm, những nhiệm vụ mà công ty giao phó, thêm vào đó, bạn phải thể hiện được thành tích đạt được trong nhiều năm làm việc. Nên nhớ, thị trường việc làm đầy cạnh tranh không thiếu những ứng viên tài năng, giàu kinh nghiệm, với bảng thành tích sáng láng. Nếu không thể hiện rõ những đóng góp của bạn với công ty, nhà tuyển dụng rất dễ bỏ qua bạn.
- Tận dụng lợi thế kinh nghiệm lâu năm
Đã đi làm nhiều năm, chắc chắn bạn có lợi thế về kinh nghiệm, uy tín, sự trung thành và tận tâm với công việc. Bạn nên tận dụng những lợi thế này trong CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
- Trình bày kỹ năng liên quan đến mục tiêu
Bạn đã đi làm nhiều năm, có nhiều thành tựu đáng tự hào, tuy nhiên, CV đừng ôm đồm toàn bộ những gì bạn có mà chỉ nên trình bày các kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến mục tiêu và công việc bạn muốn ứng tuyển. CV không cần phải bao gồm mọi chi tiết trong sự nghiệp mà nên có sự lựa chọn, chỉnh sửa phù hợp với công việc mong muốn.
Theo Zing
Ảnh minh họa
Nhiều nhà tuyển dụng e ngại những ứng viên lâu năm này vì họ thường đòi hỏi mức thu nhập khá cao. Một số nhà tuyển dụng thậm chí còn không hào hứng với ứng viên lớn tuổi, đi làm lâu năm vì họ cho rằng, những người này không nhanh nhạy với cái mới... Bởi vậy, không phải cứ có nhiều năm đi làm mà bạn có thể chủ quan trong khâu viết CV và chuẩn bị hồ sơ.
Sau đây là một số lưu ý những người tìm việc đã có kinh nghiệm nên lưu ý khi viết CV:
- Không ngừng học hỏi
Một số người sử dụng lao động vẫn nghĩ rằng, quá trình làm việc lâu dài cho thấy các kỹ năng của bạn đã chững lại, bạn không còn thường xuyên cập nhật những kỹ năng mới trong lĩnh vực của mình. Vì thế, bạn cần chứng minh cho họ thấy bạn vẫn không ngừng học hỏi thông qua việc tham gia các khóa đào tạo của công ty, các khóa học bên ngoài do công ty trả tiền hay thậm chí bạn bỏ tiền túi, bạn vẫn sẵn sàng. Khả năng tự học cũng là một yêu cầu quan trọng, giúp bạn nắm bắt thông tin nhanh hơn là việc ngồi đợi người khác chỉ cho. Vì vậy, CV của bạn phải thể hiện được sự học hỏi không ngừng ấy.
- Loại bỏ kỹ năng đã lỗi thời
Có thể, bạn có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nhưng điều quan trọng là bạn phải xem, chúng có còn phù hợp trong thời buổi hiện nay hay không. Nếu là những kỹ năng đã cũ mòn, lỗi thời, bạn không nên ôm đồm vào CV nữa. Một khi không chắc chắn về những kỹ năng lỗi thời, bạn có thể hỏi các đồng nghiệp thân cận hoặc một vài nhà tuyển dụng tiềm năng xem kỹ năng đặc biệt bạn có liệu có còn giá trị nữa không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem qua các quảng cáo việc làm, yêu cầu của một số nhà tuyển dụng trong lĩnh vực bạn làm, nếu kỹ năng ấy không có trong mô tả của họ, bạn nên cân nhắc đến việc loại nó khỏi CV.
- Tách bạch quá trình thăng tiến
Bạn đã đi làm một thời gian dài, nếu có những nấc thang của sự thăng tiến, từ việc nâng lương, thay đổi vị trí công việc với trách nhiệm cao hơn... bạn nên tách bạch từng nấc riêng, rõ ràng, chi tiết. Cách tốt nhất là nên lập một bảng riêng cho quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân để các nhà tuyển dụng thấy rõ.
Nếu suốt thời gian đi làm, bạn vẫn chỉ nguyên một vị trí, bạn hãy mô tả sự thay đổi tính chất, mức độ và trách nhiệm công việc qua từng thời kỳ. Cùng với đó là suy nghĩ của bạn về công việc hiện tại, cách hiểu, cách nghĩ và mong muốn một vị trí như thế nào cho tương xứng.
- Thể hiện thành tích
Mô tả công việc của bạn không nên chỉ đơn thuần là liệt kê các công việc đã làm, những nhiệm vụ mà công ty giao phó, thêm vào đó, bạn phải thể hiện được thành tích đạt được trong nhiều năm làm việc. Nên nhớ, thị trường việc làm đầy cạnh tranh không thiếu những ứng viên tài năng, giàu kinh nghiệm, với bảng thành tích sáng láng. Nếu không thể hiện rõ những đóng góp của bạn với công ty, nhà tuyển dụng rất dễ bỏ qua bạn.
- Tận dụng lợi thế kinh nghiệm lâu năm
Đã đi làm nhiều năm, chắc chắn bạn có lợi thế về kinh nghiệm, uy tín, sự trung thành và tận tâm với công việc. Bạn nên tận dụng những lợi thế này trong CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
- Trình bày kỹ năng liên quan đến mục tiêu
Bạn đã đi làm nhiều năm, có nhiều thành tựu đáng tự hào, tuy nhiên, CV đừng ôm đồm toàn bộ những gì bạn có mà chỉ nên trình bày các kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến mục tiêu và công việc bạn muốn ứng tuyển. CV không cần phải bao gồm mọi chi tiết trong sự nghiệp mà nên có sự lựa chọn, chỉnh sửa phù hợp với công việc mong muốn.
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ