4 mẹo tiết kiệm tiền khi đang thất nghiệp
08-07-2017 08:29 GMT+7
Khi bạn đang thất nghiệp hoặc bỗng dưng mất việc làm, thì ưu tiên hàng đầu chính là bảo đảm cho ví tiền không cháy.
Dù là bạn bỏ việc, bị cắt giảm nhân sự hay bị sa thải, thì mất việc làm luôn luôn là một đòn chí mạng vào lòng tự tôn và... ví tiền. Chìa khóa quan trọng để "sống sót" qua vài tuần, thậm chí vài tháng không thu nhập chính là giữ tinh thần lạc quan và xây dựng một kế hoạch tài chính hợp lý.
Dưới đây là những bí kíp giúp bạn đánh bại kẻ thù "thất nghiệp" và sẵn sàng trở lại với công việc mới.
1. Kiểm tra thẻ tín dụng của bạn và các khoản vay khác
Điều tồi tệ đầu tiên sau khi thất nghiệp là tất cả các kế hoạch tiết kiệm, chi tiêu và trả nợ của bạn sẽ tan thành mây khói. Nhưng tất nhiên bạn không thể sống mà ngó lơ các khoản nợ và hóa đơn.
Thay vào đó, hãy cố gắng liên hệ với các chủ nợ, trình bày hoàn cảnh và đề nghị được giảm lãi suất và thời hạn thanh toán. Tuyệt đối không được để quá hạn thanh toán bất kỳ khoản vay nào. Tiền phạt do thanh toán quá hạn là một khoản chi tiêu vô lý và sẽ làm cho bạn cực nhọc hơn trong việc cân bằng ngân sách hạn hẹp.
2. Gom góp tiền mặt và tạo một khoản tiết kiệm
Bạn sẽ không thể biết chắc chắn được chừng nào mình mới chấm dứt được chu kỳ thất nghiệp dài đằng đẵng. Thế nên hãy tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Luôn luôn để giành tiền cho một "quỹ đen" phòng trường hợp phải chi tiêu quá lớn, đồng thời cắt bỏ mọi khoản chi không cần thiết.
Để làm được việc này sẽ là rất khó khăn, vì bạn phải thay đổi thói quen chi tiêu của mình, nhưng là cần thiết để tránh làm phình to khoản nợ từ thẻ tín dụng và "sống sót" cho tới khi tìm được công việc mới.
3. Tham gia Bảo hiểm thất nghiệp
Nếu bạn có đủ điều kiện tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, thì đừng ngần ngại gì cả. Dù cho bạn có được công ty đền bù vì giải phóng hợp đồng, hay có một khoản tiết kiệm đáng kể ở ngân hàng, thì vẫn không thể chắc chắn rằng như thế là đã đủ để chi tiêu cho tới khi tìm được việc. Bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo cho bạn một khoản tiền không nhỏ trong thời gian tìm kiếm việc, và tất nhiên giúp bạn bớt căng thẳng lo lắng hơn rất nhiều.
4. Tìm một việc làm thêm
Tùy thuộc vào chuyên môn công việc của bạn, bạn có thể thử kiếm thêm "đồng ra đồng vào" bằng cách nhận một việc làm thêm bán thời gian hay tham gia vào các dự án freelance.
Tất nhiên bạn không nên tự giới hạn bản thân quá mức vào ngành nghề chuyên môn của mình. Một công việc có liên quan tương đối tới kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn cũng là một lựa chọn không tồi. Thậm chí, phục vụ bán thời gian ở một quán cafe , làm gia sư dạy kèm hay bán hàng ở một siêu thị nhỏ trong thời gian rảnh... đều là những phương án khả thi.
Lưu ý rằng, bạn rất không nên ứng tuyển cho mọi công việc mà bạn tìm thấy. Gửi hồ sơ vô tội vạ và quá nôn nóng có được việc làm mới sẽ khiến bạn phí thời gian phỏng vấn ở các vị trí tệ hơn rất nhiều so với khả năng của bản thân. Tệ hơn nữa là vào làm cho một công ty mà bạn không hề mong muốn chút nào.
Lời khuyên cuối cùng là: hãy tận dụng mạng lưới quan hệ xã hội của bạn và tập trung vào việc tìm kiếm công việc tốt nhất có thể cho bản thân. Hãy luôn tin rằng bạn có thể có được một công việc mà bạn có thể làm một cách vui vẻ, đồng thời được trả lương xứng đáng. Tất cả những gì bạn cần làm là cẩn thận với ví tiền của mình trong thời gian thất nghiệp, và tự do tìm kiếm cơ hội mới.
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ