Cẩm nang việc làm

Những nỗi lo của sinh viên năm cuối

03-12-2017

Đa số sinh viên năm cuối đều có suy nghĩ giống nhau đó chính là: thoát khỏi kiếp học hành và tự do làm điều mình muốn, tuy nhiên bạn lầm to rồi!

Đa số sinh viên năm cuối đều có suy nghĩ giống nhau đó chính là: thoát khỏi kiếp học hành và tự do làm điều mình muốn, tuy nhiên bạn lầm to rồi!

 

Đầu tiên phải nói đến đó chính là nỗi lo mang tên “Trả nợ môn”, không phải ai cũng hoàn thành chương trình một cách xuất sắc và đúng thời hạn. Mỗi khi đến thi cuối bạn, chúng ta đều có chung một cảm giác lo lắng hồi hộp kéo dài từ khi bắt đầu thi cho đến khi có điểm môn học. Mọi thứ đều trở nên nặng nè hơn, nếu lỡ rớt môn và phải học lại. Nhưng nỗi lo trả nợ môn thì đáng sợ hơn nhiều, có nhiều người vì không trả nợ môn đủ mà bị nhà trường giam bằng và “đi học cũng như không”.

 

Những nỗi lo của sinh viên năm cuối

 

Những năm đầu đi học với tư tưởng thoát khỏi sự quản lý của gia đình nên đa số sinh viên đều sẽ chểnh mảng chuyện học hành và hậu quả đó chính là năm cuối phải vừa chạy cho kịp chương trình vừa trả nợ để kịp nhận bằng tốt nghiệp. Căng thẳng càng nặng nề hơn.

 

Lời khuyên cho bạn: Nếu như đã không còn kịp quay lại thời năm nhất, năm hai để chăm chỉ “cày môn” thì đến thời điểm này cũng chưa phải là muộn. Một thông tin đáng mừng đó là các nhà tuyển dụng hầu hết chỉ chú ý vào điểm ở các môn chuyên ngành liên quan đến vị trí tuyển dụng. Hãy khám phá bản thân có những đam mê nào và chú tâm vào các môn học có hỗ trợ cho công việc bạn sau này.

 

Nỗi lo thứ hai cũng vô cùng phổ biến, đó chính là thực tập... Từ lúc bắt đầu lựa chọn công ty, xin giấy thực tập và đi thực tập là cả một quá trình gian nan. Hiện nay, có rất nhiều công ty chủ động tìm kiếm sinh viên và đưa sinh viên về công ty thực tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng được thực tập đúng như ngành mình mong muốn. Chính ví vậy, nhiều sinh viên đã tự mình tìm công ty... nhưng khi vào làm được công việc mình thích thì lại thêm lo: Làm sao để có thể thực tập tốt, với những công việc mà chưa bao giờ bạn làm thực tế và chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống?

 

Lời khuyên cho bạn: Để bước vào cuộc chiến nơi công sở, thay vì cứ lo lắng thì hãy cố gắng nỗ lực hết mình để có thể vượt qua một cách xuất sắc nhất nhé! Nỗ lực đó thể hiện ở đâu? Mọi công việc các anh chị giao hãy hoàn thành nó thật xuất sắc. Đôi khi những công việc bạn cho là lặt vặt, không quan trọng lại đem đến những cái nhìn đầy kinh nghiệm cho bạn sau này. Khi bạn đem tài liệu qua các phòng ban tổng hợp chữ ký, chính là lúc bạn đang học quy trình làm việc của doanh nghiệp đấy.

 

Cuối cùng, nỗi lo lớn nhất chính là: "Làm gì sau khi ra trường?"

 

Thật ra câu trả lời nằm ở chính người lao động, Hầu hết các bạn ra trường đều mong muốn có việc làm lương ngàn đô, trên chục triệu. Thế nhưng những giá trị bạn đang có, ngoài những kiến thức trên sách vở học ở ghế nhà trường bạn chẳng có gì xứng đáng để doanh nghiệp đầu tư một số tiền lớn như vậy cho bạn cả... Chính vì kỳ vọng quá cao vào bản thân, vào thị trường nên sinh viên dễ đưa bản thân vào tình trạng thất nghiệp.

 

Lời khuyên cho bạn: Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, đừng chần chừ tham gia các câu lạc bộ, chương trình sinh hoạt. Một công việc làm thêm, dù chỉ là vị trí bán hàng ở một quầy mỹ phẩm, thời trang, hay một người telesales… thì cũng mang lại nhiều ý nghĩa về kinh nghiệm thực tiễn và tính tự lập, năng động của bạn trong mắt nhà tuyển dụng sau này đấy.

 

Qua bài viết “Những nỗi lo của sinh viên năm cuối”, bạn đã vượt qua được những lo lắng của bản thân chưa?

Tìm việc online Workbank.vn