Những câu hỏi nhà tuyển dụng nên tránh
13-02-2017 01:40 GMT+7
Với những công việc cần đến chiều cao, cân nặng, đương nhiên, nhà tuyển dụng rất muốn hỏi ứng viên câu hỏi này ngay từ lúc mới gặp. Thế nhưng, thực sự đó không phải là điều nên hỏi thẳng như thế.
Bước vào cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn khai thác thông tin một cách tối đa trong một khoảng thời gian ngắn nhất, còn ứng viên lại mong muốn có thể trả lời trơn tru mọi câu hỏi do người phỏng vấn đưa ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào người phỏng vấn cũng làm mọi cách, đặt mọi câu hỏi miễn sao "moi” được thông tin từ ứng viên. Có những loại câu hỏi nên tránh, có những câu không nên hỏi trực tiếp và đặc biệt, thậm chí có những vấn đề nhà tuyển dụng đừng bao giờ hỏi tới.
Sau đây là một số câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết cách để tránh những vấn đề tế nhị:
- Bạn đã kết hôn chưa?
Một số nhà tuyển dụng cho rằng, tình trạng hôn nhân đóng vai trò quan trọng đối với ứng viên, quyết định xem họ sẽ cống hiến cho công việc đến mức nào. Những người theo trường phái này cho rằng, đa số những người đã có gia đình thường có xu hướng ít làm việc hơn, đi làm mà chỉ nhong nhóng mong cho nhanh hết giờ để về nhà. Tình trạng hôn nhân cũng có thể giúp nhà tuyển dụng đánh đồng bạn là con người bận rộn.
Thế nhưng, một số nhà tuyển dụng khác lại coi hôn nhân là một bước trưởng thành của ứng viên, cũng là dấu hiệu họ chín chắn và ổn định hơn trong công việc.
Tuy nhiên, đây là câu hỏi được coi là không nên có trong các cuộc phỏng vấn và một khi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi này, tốt nhất là bạn nên trả lời ngắn gọn và tìm cách "lái" sang chủ đề khác. Đừng nên sa đà quá nhiều vào đời sống gia đình và để nhà tuyển dụng biết quá nhiều thông tin về cuộc sống riêng của bạn.
- Chiều cao, cân nặng của bạn thế nào?
Với những công việc cần đến chiều cao, cân nặng, đương nhiên, nhà tuyển dụng rất muốn hỏi ứng viên câu hỏi này ngay từ lúc mới gặp. Thế nhưng, thực sự đó không phải là một câu nên hỏi thẳng như thế bởi nếu gặp phải ứng viên hơi "khiêm tốn chiều cao, tự hào chiều rộng” thì câu hỏi này trở nên thiếu tế nhị. Vì thế, thay vì hỏi, nhà tuyển dụng hãy quan sát và tự mình đánh giá xem với chiều cao, vóc dáng của ứng viên như thế liệu có phù hợp với công việc hay không.
- Bạn có mắc bệnh gì không?
Chi phí y tế cũng là mối quan tâm đối với các nhà tuyển dụng, vì thế, họ luôn muốn biết nhân viên của mình có đủ sức khỏe, thể chất để cống hiến cho công việc hay không. Nếu như ứng viên mắc một căn bệnh nào đó, dù chỉ là bệnh nhẹ thôi nhưng cũng ít nhiều khiến nhà tuyển dụng phải xem xét. Nhất là với những ứng viên bị mắc căn bệnh mãn tính, thì nhà tuyển dụng lại rất lo lắng để đối phó với vấn đề chi phí y tế trong những ngày phát bệnh.
Tất nhiên, những lo lắng đó không phải là không có lý đối với nhà tuyển dụng, nhưng dù sao, đây cũng là câu hỏi không nên có trong mỗi buổi phỏng vấn. Hãy nhớ, một buổi phỏng vấn việc làm không cần thiết phải nêu rõ như một buổi điều tra y tế.
- Bạn có uống rượu không
Đây là một câu gần như không được phép hỏi trong các buổi phỏng vấn bởi uống rượu là vấn đề thuộc về cá nhân và có thể bạn chỉ uống trong thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa, rượu không liên quan gì đến công việc và năng lực của bạn.
Cũng như với người hút thuốc lá, bất kỳ câu hỏi nào về thói quen này của họ cũng không nên có trong buổi phỏng vấn xin việc. Luật pháp đã quy định rõ về vấn đề này và không có nghĩa là cứ ứng viên nào hút thuốc là họ sẽ hút tại nơi làm việc.
- Bạn đã bao giờ bị công an bắt chưa?
Câu hỏi này cũng là cách mà một một số nhà tuyển dụng dung để tìm hiều về đời tư và nhân cách của ứng viên. Tất nhiên, chẳng ai muốn nhận những ứng viên đã từng có tiền án tiền sự nhưng dù sao, câu hỏi này cũng là không nên có trong buổi phỏng vấn. Nếu cảm thấy tò mò, nhà tuyển dụng có thể tự tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau chứ không nhất thiết là hỏi thẳng ngay tại buổi phỏng vấn. Điều này dễ khiến người được hỏi cảm thấy tự ái và không còn tâm trí để tiếp tục cuộc phỏng vấn một cách tự nhiên được.
- Bạn theo tôn giáo nào?
Nghe có vẻ không vấn đề gì nhưng trên thực tế đây là câu không nên hỏi trong buổi phỏng vấn bởi nó dễ khiến ứng viên có cảm giác mất tự nhiên nếu họ theo một tôn giáo nào đó. Vì thế, thay vì hỏi một cách trực tiếp, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể bằng nhiều cách khác nhau để suy ra tôn giáo của ứng viên, ví dụ như hỏi họ quan điểm về một vấn đề nào đó, hoặc nói về ngày lễ tết ở nước ta để xem phản ứng của họ như thế nào. Từ đó sẽ biết được về tôn giáo của ứng viên.
Cách ứng xử với những câu hỏi thiếu tế nhị
- Với nhà tuyển dụng
Nếu đã lỡ hỏi những câu mang tính riêng tư và thiếu tế nhị như thế này, tốt nhất là hãy tìm cách ngăn nó lại càng sớm càng tốt. Ngay khi ứng viên vừa trả lời xong, bạn hãy ngay lập tức chuyển chủ đề.
Tuy nhiên, để đảm bảo tình trạng không xảy ra, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn. Đó sẽ là câu hỏi có thể dùng chung khi cần tuyển dụng và đảm bảo sự công bằng đối với ứng viên.
- Với ứng viên
Dù đang trong cuộc phỏng vấn xin việc nhưng không có nghĩa là bạn cứ phải trả lời răm rắp những gì nhà tuyển dụng muốn biết. Khi nhà tuyển dụng có những câu hỏi thiếu tế nhị, đi quá xa chủ đề của buổi phỏng vấn thì bạn có thể nhắc họ quay trở lại hoặc khéo léo tìm câu trả lời kín kẽ để người ta hiểu ý mà không sa đà nữa.
Theo Zing News
Sau đây là một số câu hỏi giúp nhà tuyển dụng biết cách để tránh những vấn đề tế nhị:
- Bạn đã kết hôn chưa?
Một số nhà tuyển dụng cho rằng, tình trạng hôn nhân đóng vai trò quan trọng đối với ứng viên, quyết định xem họ sẽ cống hiến cho công việc đến mức nào. Những người theo trường phái này cho rằng, đa số những người đã có gia đình thường có xu hướng ít làm việc hơn, đi làm mà chỉ nhong nhóng mong cho nhanh hết giờ để về nhà. Tình trạng hôn nhân cũng có thể giúp nhà tuyển dụng đánh đồng bạn là con người bận rộn.
Thế nhưng, một số nhà tuyển dụng khác lại coi hôn nhân là một bước trưởng thành của ứng viên, cũng là dấu hiệu họ chín chắn và ổn định hơn trong công việc.
Tuy nhiên, đây là câu hỏi được coi là không nên có trong các cuộc phỏng vấn và một khi nhà tuyển dụng nêu câu hỏi này, tốt nhất là bạn nên trả lời ngắn gọn và tìm cách "lái" sang chủ đề khác. Đừng nên sa đà quá nhiều vào đời sống gia đình và để nhà tuyển dụng biết quá nhiều thông tin về cuộc sống riêng của bạn.
Ảnh minh họa
- Chiều cao, cân nặng của bạn thế nào?
Với những công việc cần đến chiều cao, cân nặng, đương nhiên, nhà tuyển dụng rất muốn hỏi ứng viên câu hỏi này ngay từ lúc mới gặp. Thế nhưng, thực sự đó không phải là một câu nên hỏi thẳng như thế bởi nếu gặp phải ứng viên hơi "khiêm tốn chiều cao, tự hào chiều rộng” thì câu hỏi này trở nên thiếu tế nhị. Vì thế, thay vì hỏi, nhà tuyển dụng hãy quan sát và tự mình đánh giá xem với chiều cao, vóc dáng của ứng viên như thế liệu có phù hợp với công việc hay không.
- Bạn có mắc bệnh gì không?
Chi phí y tế cũng là mối quan tâm đối với các nhà tuyển dụng, vì thế, họ luôn muốn biết nhân viên của mình có đủ sức khỏe, thể chất để cống hiến cho công việc hay không. Nếu như ứng viên mắc một căn bệnh nào đó, dù chỉ là bệnh nhẹ thôi nhưng cũng ít nhiều khiến nhà tuyển dụng phải xem xét. Nhất là với những ứng viên bị mắc căn bệnh mãn tính, thì nhà tuyển dụng lại rất lo lắng để đối phó với vấn đề chi phí y tế trong những ngày phát bệnh.
Tất nhiên, những lo lắng đó không phải là không có lý đối với nhà tuyển dụng, nhưng dù sao, đây cũng là câu hỏi không nên có trong mỗi buổi phỏng vấn. Hãy nhớ, một buổi phỏng vấn việc làm không cần thiết phải nêu rõ như một buổi điều tra y tế.
- Bạn có uống rượu không
Đây là một câu gần như không được phép hỏi trong các buổi phỏng vấn bởi uống rượu là vấn đề thuộc về cá nhân và có thể bạn chỉ uống trong thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa, rượu không liên quan gì đến công việc và năng lực của bạn.
Cũng như với người hút thuốc lá, bất kỳ câu hỏi nào về thói quen này của họ cũng không nên có trong buổi phỏng vấn xin việc. Luật pháp đã quy định rõ về vấn đề này và không có nghĩa là cứ ứng viên nào hút thuốc là họ sẽ hút tại nơi làm việc.
- Bạn đã bao giờ bị công an bắt chưa?
Câu hỏi này cũng là cách mà một một số nhà tuyển dụng dung để tìm hiều về đời tư và nhân cách của ứng viên. Tất nhiên, chẳng ai muốn nhận những ứng viên đã từng có tiền án tiền sự nhưng dù sao, câu hỏi này cũng là không nên có trong buổi phỏng vấn. Nếu cảm thấy tò mò, nhà tuyển dụng có thể tự tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau chứ không nhất thiết là hỏi thẳng ngay tại buổi phỏng vấn. Điều này dễ khiến người được hỏi cảm thấy tự ái và không còn tâm trí để tiếp tục cuộc phỏng vấn một cách tự nhiên được.
- Bạn theo tôn giáo nào?
Nghe có vẻ không vấn đề gì nhưng trên thực tế đây là câu không nên hỏi trong buổi phỏng vấn bởi nó dễ khiến ứng viên có cảm giác mất tự nhiên nếu họ theo một tôn giáo nào đó. Vì thế, thay vì hỏi một cách trực tiếp, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể bằng nhiều cách khác nhau để suy ra tôn giáo của ứng viên, ví dụ như hỏi họ quan điểm về một vấn đề nào đó, hoặc nói về ngày lễ tết ở nước ta để xem phản ứng của họ như thế nào. Từ đó sẽ biết được về tôn giáo của ứng viên.
Cách ứng xử với những câu hỏi thiếu tế nhị
- Với nhà tuyển dụng
Nếu đã lỡ hỏi những câu mang tính riêng tư và thiếu tế nhị như thế này, tốt nhất là hãy tìm cách ngăn nó lại càng sớm càng tốt. Ngay khi ứng viên vừa trả lời xong, bạn hãy ngay lập tức chuyển chủ đề.
Tuy nhiên, để đảm bảo tình trạng không xảy ra, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn. Đó sẽ là câu hỏi có thể dùng chung khi cần tuyển dụng và đảm bảo sự công bằng đối với ứng viên.
- Với ứng viên
Dù đang trong cuộc phỏng vấn xin việc nhưng không có nghĩa là bạn cứ phải trả lời răm rắp những gì nhà tuyển dụng muốn biết. Khi nhà tuyển dụng có những câu hỏi thiếu tế nhị, đi quá xa chủ đề của buổi phỏng vấn thì bạn có thể nhắc họ quay trở lại hoặc khéo léo tìm câu trả lời kín kẽ để người ta hiểu ý mà không sa đà nữa.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương