Kéo cuộc phỏng vấn trở lại đúng hướng
13-02-2017 01:40 GMT+7
Khi bước vào cuộc phỏng vấn, bao giờ nhà tuyển dụng cũng có những câu hỏi về cuộc sống cá nhân của bạn. Đó là điều hết sức bình thường để người ta nắm được những thông tin về bạn, qua đó mà đánh giá một chút về con người và tư cách ứng viên.
Tuy nhiên, đôi khi người phỏng vấn lại quá sa đà vào những câu hỏi mang tính riêng tư, ứng viên có thể lúng túng và cuộc phỏng vấn đi vào bế tắc. Vì thế, cách tốt nhất là ứng viên nên khéo léo để kéo nhà tuyển dụng trở về vấn đề công việc bằng những ứng xử thông minh.
- Từ cái lý của nhà tuyển dụng
Tất nhiên, người phỏng vấn bao giờ cũng có lý do riêng với những câu hỏi mang tính cá nhân như vậy. Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng, họ muốn biết kế hoạch sắp tới của ứng viên có cản trở đến công việc hay không. Đa số nhà tuyển dụng sẽ từ chối các ứng viên đang có ý định mang thai, thậm chí với những bạn gái trẻ sắp lập gia đình, họ cũng hơi ái ngại bởi không ai muốn nhận những ứng viên vừa vào công ty đã xin nghỉ đám cưới, trăng mật, rồi lại đến kỳ mang thai, sinh nở.
Tất nhiên, có thể ứng viên đó tốt và trả lời rất lịch sự, nhưng dù sao đó cũng là vấn đề nhà tuyển dụng phải nghiên cứu thêm.
Một lý do khác nữa là những câu hỏi mang tính cá nhân cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá tính chuyên nghiệp của bạn. Nếu là người đã có nhiều kinh nghiệm, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thì bạn sẽ luôn giữ được bình tĩnh và nhanh chóng tìm ra câu trả lời hoàn hảo nhất.
- Đến những chủ đề "ngoài luồng”
Janis Badarau ở South Carolina, Mỹ - người đã có nhiều kinh nghiệm trong các vụ phỏng vấn như thế này chia sẻ: "Nhiều người phỏng vấn hỏi tôi những câu hỏi xoay quanh vấn đề tuổi tác, tôn giáo, hôn nhân, quan điểm chính trị và sở thích cá nhân. Đó là những câu hỏi vượt ra ngoài chủ đề về công việc nhưng tôi luôn đáp lại một cách ngắn gọn, lịch sự. Tôi không khơi gợi ra quá nhiều vấn đề bởi như thế người ta có thể sa đà vào khai thách thông tin sâu hơn hoặc chính tôi sẽ vi phạm một số luật". Với cách trả lời như vậy, Janis luôn nhận được nụ cười hài lòng từ phía nhà tuyển dụng.
Còn với Linda Matias, chủ tịch của công ty CareerStrikes và là tác giả của cuốn sách "201 câu trả lời hiệu quả khi đi phỏng vấn", những câu hỏi về tôn giáo, tình trạng hôn nhân, sức khỏe, cha mẹ, anh chị em... là không thích hợp trong buổi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, khi người phỏng vấn hỏi những câu hỏi kiểu này, chắc chắn người ta có lý do riêng. Thông thường, họ hỏi như thế không phải là để soi mói hay có ý đào bới cuộc sống cá nhân của bạn, cũng không có ý tranh luận với bạn về quan điểm, về cách sống mà đơn giản là, họ đang có những nghi vấn, những băn khoăn nhất định và muốn qua những câu hỏi tưởng như chẳng ăn nhập gì ấy để có thể xác nhận xem điều họ nghĩ có đúng hay không.
- Và cách kéo cuộc phỏng vấn trở lại với công việc
Khi nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi "vượt rào"như thế, bạn hãy suy nghĩ thật nhanh xem ý của họ là gì. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên bình tĩnh và động não một chút để đưa ra những câu trả lời thích hợp mà không tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân.
Theo Patrice Rice, tác giả cuốn sách "Cách phỏng vấn”, chủ tịch của công ty tuyển dụng Patrice và các đồng sự của ông, "trước những câu hỏi đó, ứng viên không nên im lặng, từ chối trả lời hay tỏ vẻ ngạc nhiên theo kiểu mắt chữ O mồm chữ A bởi đó chính là cách khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ rằng, bạn có vấn đề gì đó cần che giấu mà thông thường, điều cần che giấu sẽ không mấy tốt đẹp. Điều đó có thể khiến người phỏng vấn có cách nhìn khác về bạn". Thực tế, để trả lời những câu hỏi mang tính riêng tư như thế, bạn có thể trả lời ngắn gọn với nội dung tương đối chung chung, đại loại như:
- Tôi đã đi làm từ năm 18 tuổi, có nhiều kinh nghiệm và không bao giờ lẫn lộn giữa việc công và việc tư.
- Có nhiều kinh nghiệm làm việc, tôi cũng có nhiều kỹ năng nghề nghiệp và tôi muốn nói cho bạn nghe. Thế bạn muốn biết về kỹ năng nào?
- Câu hỏi của bạn đưa ra thực sự hơi mang tính cá nhân, riêng tư. Vậy anh/chị có thể cho biết tại sao lại đưa ra câu hỏi đó được không?
Vì thế, bước vào cuộc phỏng vấn, dù nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi gì, điều quan trọng nhất là bạn phải luôn giữ được thái độ bình tĩnh và lịch sự. Đừng vội vàng, nóng nảy khi nghe những câu hỏi mang tính riêng tư, bởi không có gì là vô cớ, nhà tuyển dụng hỏi gì cũng là có lý do của họ.
Theo Zing News
- Từ cái lý của nhà tuyển dụng
Tất nhiên, người phỏng vấn bao giờ cũng có lý do riêng với những câu hỏi mang tính cá nhân như vậy. Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng, họ muốn biết kế hoạch sắp tới của ứng viên có cản trở đến công việc hay không. Đa số nhà tuyển dụng sẽ từ chối các ứng viên đang có ý định mang thai, thậm chí với những bạn gái trẻ sắp lập gia đình, họ cũng hơi ái ngại bởi không ai muốn nhận những ứng viên vừa vào công ty đã xin nghỉ đám cưới, trăng mật, rồi lại đến kỳ mang thai, sinh nở.
Tất nhiên, có thể ứng viên đó tốt và trả lời rất lịch sự, nhưng dù sao đó cũng là vấn đề nhà tuyển dụng phải nghiên cứu thêm.
Một lý do khác nữa là những câu hỏi mang tính cá nhân cũng là cách để nhà tuyển dụng đánh giá tính chuyên nghiệp của bạn. Nếu là người đã có nhiều kinh nghiệm, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thì bạn sẽ luôn giữ được bình tĩnh và nhanh chóng tìm ra câu trả lời hoàn hảo nhất.
- Đến những chủ đề "ngoài luồng”
Janis Badarau ở South Carolina, Mỹ - người đã có nhiều kinh nghiệm trong các vụ phỏng vấn như thế này chia sẻ: "Nhiều người phỏng vấn hỏi tôi những câu hỏi xoay quanh vấn đề tuổi tác, tôn giáo, hôn nhân, quan điểm chính trị và sở thích cá nhân. Đó là những câu hỏi vượt ra ngoài chủ đề về công việc nhưng tôi luôn đáp lại một cách ngắn gọn, lịch sự. Tôi không khơi gợi ra quá nhiều vấn đề bởi như thế người ta có thể sa đà vào khai thách thông tin sâu hơn hoặc chính tôi sẽ vi phạm một số luật". Với cách trả lời như vậy, Janis luôn nhận được nụ cười hài lòng từ phía nhà tuyển dụng.
Còn với Linda Matias, chủ tịch của công ty CareerStrikes và là tác giả của cuốn sách "201 câu trả lời hiệu quả khi đi phỏng vấn", những câu hỏi về tôn giáo, tình trạng hôn nhân, sức khỏe, cha mẹ, anh chị em... là không thích hợp trong buổi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, khi người phỏng vấn hỏi những câu hỏi kiểu này, chắc chắn người ta có lý do riêng. Thông thường, họ hỏi như thế không phải là để soi mói hay có ý đào bới cuộc sống cá nhân của bạn, cũng không có ý tranh luận với bạn về quan điểm, về cách sống mà đơn giản là, họ đang có những nghi vấn, những băn khoăn nhất định và muốn qua những câu hỏi tưởng như chẳng ăn nhập gì ấy để có thể xác nhận xem điều họ nghĩ có đúng hay không.
- Và cách kéo cuộc phỏng vấn trở lại với công việc
Khi nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi "vượt rào"như thế, bạn hãy suy nghĩ thật nhanh xem ý của họ là gì. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên bình tĩnh và động não một chút để đưa ra những câu trả lời thích hợp mà không tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân.
Theo Patrice Rice, tác giả cuốn sách "Cách phỏng vấn”, chủ tịch của công ty tuyển dụng Patrice và các đồng sự của ông, "trước những câu hỏi đó, ứng viên không nên im lặng, từ chối trả lời hay tỏ vẻ ngạc nhiên theo kiểu mắt chữ O mồm chữ A bởi đó chính là cách khiến bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Họ sẽ nghĩ rằng, bạn có vấn đề gì đó cần che giấu mà thông thường, điều cần che giấu sẽ không mấy tốt đẹp. Điều đó có thể khiến người phỏng vấn có cách nhìn khác về bạn". Thực tế, để trả lời những câu hỏi mang tính riêng tư như thế, bạn có thể trả lời ngắn gọn với nội dung tương đối chung chung, đại loại như:
- Tôi đã đi làm từ năm 18 tuổi, có nhiều kinh nghiệm và không bao giờ lẫn lộn giữa việc công và việc tư.
- Có nhiều kinh nghiệm làm việc, tôi cũng có nhiều kỹ năng nghề nghiệp và tôi muốn nói cho bạn nghe. Thế bạn muốn biết về kỹ năng nào?
- Câu hỏi của bạn đưa ra thực sự hơi mang tính cá nhân, riêng tư. Vậy anh/chị có thể cho biết tại sao lại đưa ra câu hỏi đó được không?
Vì thế, bước vào cuộc phỏng vấn, dù nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi gì, điều quan trọng nhất là bạn phải luôn giữ được thái độ bình tĩnh và lịch sự. Đừng vội vàng, nóng nảy khi nghe những câu hỏi mang tính riêng tư, bởi không có gì là vô cớ, nhà tuyển dụng hỏi gì cũng là có lý do của họ.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương