Hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam
14-12-2017 08:41 GMT+7
Ngành logistics là ngành đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của cả nước. Chính vì vậy cần có dịch vụ logistics phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh mà nhiệm vụ chính là của các công ty logistics nội địa
Hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam phát triển tốt hơn những năm trước tuy nhiên vẫn chưa khai thác hết tiềm năng trong khi ngành logistics là ngành đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của cả nước. Chính vì vậy cần có dịch vụ logistics phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh mà nhiệm vụ chính là của các công ty logistics nội địa.
Hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam: Tình hình các doanh nghiệp dịch vụ
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, và thị trường kinh tế cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí sản xuất là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm giá hàng hóa tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam cho thấy ngành này vẫn đang mong chờ các nhà đầu tư vào hàng loạt các dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, bằng đường hàng không, xây dựng các chuỗi cung ứng.
Ở các nước trên thế giới có ngành logistics phát triển mạnh với mạng lưới quốc tế rộng, tài chính mạnh và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Họ cung cấp trọn gói các dịch vụ từ vận tải quốc tế đến vận tải nội địa trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ khai thác được một phần nhỏ trong số các hoạt động của ngành logistics.
Một trong những nguyên nhân cản trợ sự phát triển của ngành logistics khiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa là do sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp. Họ cung ứng các dịch vụ logistics khác nhau mà chỉ hoạt động đơn lẻ trong khi đó một chuỗi cung ứng hiệu quả cần hoạt động tương tác nên dẫn đến tình trạng dịch vụ cung cấp thiếu tính chuyên môn và kém chất lượng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp logistics còn mang tính tự phát, không có định hướng rõ ràng, ít vốn, không đủ năng lực để cạnh tranh lâu dài là hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam.
Hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam: Nhu cầu nhân lực
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực cũng là thách thức lớn khi các doanh nghiệp logistics thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa lại chưa có nhiều trường mở lớp với chương trình đào tạo bài bản cho sinh viên kỹ năng và chuyên môn trong ngành còn yếu. Các doanh nghiệp khi tuyển nhân sự mới thường phải dành nhiều thời gian để đào tạo lại. Trong những năm tới, ngành logistics vấn sẽ thiếu nhiều nhân lực do thị trường xuất khẩu hàng hóa ngày càng lớn.
Hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam: Những cơ hội và thách thức
Nếu khắc phục được những yếu điểm trên, các doanh nghiệp logistics hoạt động liên kết với nhau thành một chuỗi cung ứng nhanh và chặt chẽ thì đến năm 2025, ngành logistics được kì vọng là sẽ có một sự phát triển tốt trong dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa đang ngày càng trở nên nhộn nhịp. Đầu tư phát triển ngành logistics sẽ là lợi thế trong quá trình sản xuất với chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn.
Trên đây là hiện trạng ngành logistics tại Việt Nam. Để có thể phát triển ngành logistics trong tương lai, các doanh nghiệp cần có chiến lược và một tầm nhìn tổng thể để vạch ra đường đi rõ ràng cho các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dooanh nghiệp phát triển.
- Kỹ sư nhiệt lạnh Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Kỹ sư cấp thoát nước Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên tính khối lượng điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên mua hàng Công Ty TNHH Tín Đức
- Chuyên viên digital content marketing Công Ty TNHH Thương Mại Vạn An
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Bao Bì Anh Dương
- Kỹ sư thiết kế cơ khí, chi tiết máy Công Ty TNHH Chế Tạo Máy Dược Phẩm Tiến Tuấn
- Nhân viên lập trình, vận hành máy phay CNC Công Ty TNHH DongWoo ST Vina
- Nhân viên digital marketing Công Ty CP Giải Pháp Tự Động Hóa Etek
- Kỹ sư tự động hóa Công Ty TNHH Thiết Bị Tự Động Hóa Kim Khí Thăng Long