Cẩm nang việc làm

Các lỗi tìm việc ứng viên thường mắc phải

19-06-2012 12:58 GMT+7

Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng luôn thắc mắc tại sao thay vì quan tâm đến một công việc có nhiều thông tin, các ứng viên lại có xu hướng ứng tuyển vào những công việc có mô tả không rõ ràng.

Ảnh Minh họa

Chưa biết cách đa dạng hóa cơ hội


Bạn thường có tâm lý đợi chờ kết quả một cuộc phỏng vấn và đặt quá nhiều hy vọng mà quên rằng mình vẫn cần phải tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác. Và chỉ khi nào biết chắc chắn mình bị loại, bạn mới tiếp tục các chiến dịch tìm việc tiếp theo.

Tác giả của cuốn The Wall Street Professional's Survival Guide đưa ra lời khuyên: "Nếu bạn không vạch ra nhiều phương án tìm việc, bạn sẽ tự làm tăng khả năng rủi ro và thất bại nhiều hơn khi cơ hội duy nhất bị vụt mất. Hãy thể hiện bạn là một ứng viên có lòng đam mê và nhiệt huyết. Hãy suy nghĩ tìm việc giống như bạn đang đứng giữa những sự chọn lựa,  bạn nên phát huy khả năng để chứng tỏ mình và làm tăng giá trị của bạn".

Không quan tâm đến nội dung công việc ứng tuyển

Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng luôn thắc mắc tại sao thay vì việc quan tâm đến một công việc có nhiều thông tin hơn, các ứng viên lại có xu hướng ứng tuyển vào những công việc có mô tả không rõ ràng. Đây thật sự là một sai lầm.

Không để lại thư cảm ơn

Một lá thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn là điều cần thiết. Hãy gửi đi một thông điệp cảm ơn để NTD thấy rằng bạn thật sự quan tâm tới công việc này. Tuy nhiên, độ ngắn dài của bức thư cũng có thể là cơ sở để NTD đánh giá bạn. Tốt hơn hết, để thể hiện thiện chí, lá thư của bạn nên có độ dài từ 4-8 câu.

Kỹ năng ứng xử

NTD ngày một tinh tường hơn khi kết hợp mời bạn đi ăn và phỏng vấn. Họ muốn thấy cách bạn đối xử với nhân viên nhà hàng như thế nào để có đánh giá khách quan về bạn. Nếu bạn có hành vi cư xử thô lỗ, hoặc không hiểu được giá trị mà các nhân viên nhà hàng mang lại để bạn có một bữa ăn trưa thú vị, NTD sẽ băn khoăn liệu bạn sẽ đối xử với đồng nghiệp của bạn như thế nào?

Không quan tâm đến các công việc thời vụ

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay, rất nhiều chủ lao động muốn thuê nhân công thời vụ. Vậy tại sao bạn không thử ứng tuyển?  Jeffrey Weinstock, giám đốc một công ty tuyển dụng nói: Đừng nghĩ việc làm tạm thời không quan trọng, hãy nghĩ nó như một cuộc thử nghiệm cho một vị trí tiềm năng hoặc ít nhất đây cũng là một cách để chúng ta có thêm kinh nghiệm cho các vị trí khác.

Kinh nghiệm làm việc của bạn

Những người tìm việc ở độ tuổi hơn 40 nghĩ rằng, họ phải liệt kê lại tất cả những công việc họ đã làm từ khi ra trường. Tuy nhiên điều đó có thật sự cần thiết? Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Cheryl E. Palmer cho rằng  tất cả những gì cần thiết chỉ là 10 - 15 năm cuối cùng trong chuỗi lịch sử công việc của bạn.

Sử dụng email nội bộ trong hồ sơ cá nhân

Một số các ứng viên thường sử dụng luôn email công ty cũ của họ để ứng tuyển mà không biết rằng đó là điều tối kỵ. Các chuyên gia cho rằng, bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không đáng tin cậy vì biết đâu bạn cũng sẽ sử dụng email công ty họ để thực hiện các giao dịch cá nhân khác.

Ứng xử sau cuộc phỏng vấn không thành công

Các ứng viên thường có tâm lý bị loại rồi thì bỏ đi và không quan tâm. Tuy nhiên, một số các chuyên gia lại đưa ra lời khuyên: "Nếu bạn bị từ chối, bạn nên gửi một lá thư cảm ơn, cảm ơn NTD đã cho bạn cơ hội và chúc họ những điều tốt đẹp. Thường thì chẳng có ai làm điều này cả, nhưng hãy tin tưởng rằng bạn đã để lại ấn tượng tốt cho họ và khi có những lần tuyển dụng tiếp theo, họ sẽ nhớ đến bạn".

Quên mất thông tin của mình trên Internet

NTD có thể sẽ tìm kiếm thông tin về bạn trên Internet, vì vậy bạn cần phải cẩn trọng. Tốt nhất, hãy xóa những thông tin bạn có thể, nếu không hãy chuẩn bị tinh thần để nói chuyện với họ về những thông tin đó.
Xing News