3 nguyên tắc cần nhớ để chinh phục mọi nhà tuyển dụng
06-06-2012 10:08 GMT+7
Được đào tạo bài bản, sở hữu nhiều bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn vậy nhưng không ít người vẫn gặp khó khăn trong khi tìm việc. Nếu bạn là một trong số đó thì sau đây là 3 nguyên tắc có thể giúp bạn xoay chuyển tình hình
Làm thế nào để lọt vào "mắt xanh” của nhà tuyển dụng? Đây có lẽ là câu hỏi mà tất cả những ai đang tìm việc đều quan tâm. Một số người chọn cách học thêm thật nhiều lớp học về nghiệp vụ và các kỹ năng mềm để có thể có một bản lý lịch ấn tượng. Số khác tích cực đi làm ở nhiều công ty khác nhau với mức lương "bèo” hòng tích góp kinh nghiệm để có cơ hội chứng minh mình không non nớt.
Nhưng liệu đây có phải những biện pháp tốt nhất để tăng cơ hội có việc? Đó có phải là điều các nhà tuyển dụng mong chờ? Theo chuyên gia George Bradt, người từng có thời gian làm quản lý tại Unilever, Procter & Gamble, Coca-Cola và hiện là CEO của công ty tư vấn nhân lực Power Information Network thì đây không phải giải pháp.
Thay vào đó ông Bradt đề xuất 3 nguyên tắc rất ngắn gọn và thực tế trong bài viết trên tạp chí uy tín Forbes:
1. Tìm hiểu kỹ đối tượng
Theo George Bradt, trước tiên bạn cần hiểu rõ công ty, tổ chức hay những người bạn đang muốn đầu quân là ai. Cần phải đào đủ sâu để hiểu rõ họ: cách họ cư xử ra sao, ra quyết định như thế nào, mối quan hệ giữa những người trong cơ quan, cảm nhận của họ về công ty của mình, những nguyên tắc ứng xử trong công ty và môi trường làm việc. Tóm lại là văn hóa của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng bởi văn hóa là lợi thế cạnh tranh thực sự và bền vững nhất.
2. Tìm hiểu vấn đề của nhà tuyển dụng
"Bạn là người thế nào không quan trọng. Không ai quan tâm tới chuyện đó. Họ cũng sẽ không quan tâm đến việc bạn từng làm gì”, ông Bradt viết. "Không ai nửa đêm bật dậy và quyết định sẽ tuyển dụng bạn vì một sự thôi thúc không rõ ràng. Vậy họ quan tâm đến gì? Họ chỉ quan tâm đến chính họ, đến những vấn đề chưa có lời giải”.
Từ quan điểm đó, Bradt khuyên bạn hãy tìm hiểu xem vấn đề của công ty bạn muốn vào làm việc là gì và cá nhân nào trong công ty đó phải "nhức đầu” vì những vấn đề này nhất. Nếu làm được vậy bạn đã đi được 2/3 chặng đường để có một công việc như ý.
3. Hãy chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất
Sau khi đã thấu hiếu về văn hóa của công ty, biết được những khó khăn họ đang đối mặt, bước cuối cùng bạn cần thực hiện đó là chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất. Hãy trình bày xem bạn có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào để giúp nhà tuyển dụng hết "đau đầu”.
Hãy sẵn sàng để trả lời 3 câu hỏi then chốt và thực chất nhất trong mỗi cuộc phỏng vấn đó là: điểm mạnh của bạn là gì, vì sao bạn muốn vào làm tại đây và tại sao bạn là người phù hợp cho vị trí cần tuyển. Nhưng quan trọng nhất đó là hãy kể câu chuyện của bản thân theo cách có thể khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn chính là giải pháp cho vấn đề của họ.
Dân Trí
Nhà tuyển dụng ít quan tâm bạn là ai mà chỉ muốn biết bạn làm được gì cho họ
Nhưng liệu đây có phải những biện pháp tốt nhất để tăng cơ hội có việc? Đó có phải là điều các nhà tuyển dụng mong chờ? Theo chuyên gia George Bradt, người từng có thời gian làm quản lý tại Unilever, Procter & Gamble, Coca-Cola và hiện là CEO của công ty tư vấn nhân lực Power Information Network thì đây không phải giải pháp.
Thay vào đó ông Bradt đề xuất 3 nguyên tắc rất ngắn gọn và thực tế trong bài viết trên tạp chí uy tín Forbes:
1. Tìm hiểu kỹ đối tượng
Theo George Bradt, trước tiên bạn cần hiểu rõ công ty, tổ chức hay những người bạn đang muốn đầu quân là ai. Cần phải đào đủ sâu để hiểu rõ họ: cách họ cư xử ra sao, ra quyết định như thế nào, mối quan hệ giữa những người trong cơ quan, cảm nhận của họ về công ty của mình, những nguyên tắc ứng xử trong công ty và môi trường làm việc. Tóm lại là văn hóa của doanh nghiệp. Điều này là rất quan trọng bởi văn hóa là lợi thế cạnh tranh thực sự và bền vững nhất.
2. Tìm hiểu vấn đề của nhà tuyển dụng
"Bạn là người thế nào không quan trọng. Không ai quan tâm tới chuyện đó. Họ cũng sẽ không quan tâm đến việc bạn từng làm gì”, ông Bradt viết. "Không ai nửa đêm bật dậy và quyết định sẽ tuyển dụng bạn vì một sự thôi thúc không rõ ràng. Vậy họ quan tâm đến gì? Họ chỉ quan tâm đến chính họ, đến những vấn đề chưa có lời giải”.
Từ quan điểm đó, Bradt khuyên bạn hãy tìm hiểu xem vấn đề của công ty bạn muốn vào làm việc là gì và cá nhân nào trong công ty đó phải "nhức đầu” vì những vấn đề này nhất. Nếu làm được vậy bạn đã đi được 2/3 chặng đường để có một công việc như ý.
3. Hãy chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất
Sau khi đã thấu hiếu về văn hóa của công ty, biết được những khó khăn họ đang đối mặt, bước cuối cùng bạn cần thực hiện đó là chứng tỏ mình là giải pháp tốt nhất. Hãy trình bày xem bạn có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào để giúp nhà tuyển dụng hết "đau đầu”.
Hãy sẵn sàng để trả lời 3 câu hỏi then chốt và thực chất nhất trong mỗi cuộc phỏng vấn đó là: điểm mạnh của bạn là gì, vì sao bạn muốn vào làm tại đây và tại sao bạn là người phù hợp cho vị trí cần tuyển. Nhưng quan trọng nhất đó là hãy kể câu chuyện của bản thân theo cách có thể khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn chính là giải pháp cho vấn đề của họ.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương