Quy định mới về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính
13-02-2017 04:02 GMT+7
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.
Theo đó, hoạt động cho vay tiêu dùng được thực hiện theo thỏa thuận giữa công ty tài chính và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Công ty tài chính phải thực hiện quản lý, giám sát, thống kê hoạt động cho vay tiêu dùng tách bạch với các hoạt động cho vay khác của công ty tài chính.
Điểm giới thiệu dịch vụ
Công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng. Công ty tài chính không được thực hiện hoạt động khác tại điểm giới thiệu dịch vụ.
Công ty tài chính chịu trách nhiệm về hoạt động của điểm giới thiệu dịch vụ, bảo đảm thông tin về sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp cho khách hàng tại các điểm giới thiệu dịch vụ được thống nhất, đầy đủ và trung thực.
2 phương thức cho vay tiêu dùng
Công ty tài chính thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay tiêu dùng sau:
1. Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, công ty tài chính và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
2. Cho vay theo hạn mức: Công ty tài chính xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, công ty tài chính thực hiện cho vay từng lần. Mỗi năm ít nhất một lần, công ty tài chính xem xét, xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung như: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng; số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; mục đích sử dụng vốn vay; phương thức cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; chế tài áp dụng và biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn;...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-3-2017.
Theo Tuổi Trẻ Online
Điểm giới thiệu dịch vụ
Công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng. Công ty tài chính không được thực hiện hoạt động khác tại điểm giới thiệu dịch vụ.
Công ty tài chính chịu trách nhiệm về hoạt động của điểm giới thiệu dịch vụ, bảo đảm thông tin về sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp cho khách hàng tại các điểm giới thiệu dịch vụ được thống nhất, đầy đủ và trung thực.
2 phương thức cho vay tiêu dùng
Công ty tài chính thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay tiêu dùng sau:
1. Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, công ty tài chính và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
2. Cho vay theo hạn mức: Công ty tài chính xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, công ty tài chính thực hiện cho vay từng lần. Mỗi năm ít nhất một lần, công ty tài chính xem xét, xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung như: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của công ty tài chính; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của khách hàng; số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; mục đích sử dụng vốn vay; phương thức cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; chế tài áp dụng và biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn;...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-3-2017.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
- Kỹ sư nhiệt lạnh Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Kỹ sư cấp thoát nước Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên tính khối lượng điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên mua hàng Công Ty TNHH Tín Đức
- Chuyên viên digital content marketing Công Ty TNHH Thương Mại Vạn An
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Bao Bì Anh Dương
- Kỹ sư thiết kế cơ khí, chi tiết máy Công Ty TNHH Chế Tạo Máy Dược Phẩm Tiến Tuấn
- Nhân viên lập trình, vận hành máy phay CNC Công Ty TNHH DongWoo ST Vina
- Nhân viên digital marketing Công Ty CP Giải Pháp Tự Động Hóa Etek
- Kỹ sư tự động hóa Công Ty TNHH Thiết Bị Tự Động Hóa Kim Khí Thăng Long