Bí quyết khi đề nghị thăng tiến bị từ chối
13-02-2017 02:17 GMT+7
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Deborah Brown Volkmam, khi bị từ chối, bạn đừng nên bực bội, chán nản mà cư xử không đúng mực. Ngược lại, đây là khi bạn cần giữ bình tĩnh và thể hiện lối hành xử tuyệt vời, chuyên nghiệp hiếm có của mình.
Sự thăng tiến trong sự nghiệp là mong muốn của tất cả mọi người - (Ảnh minh họa)
Sự thăng tiến dù là tăng lương hay được trao quyền lớn hơn đều là mong muốn của người lao động sau một thời gian dài cống hiến cho công ty. Nhưng điều đáng nói là không phải lúc nào sự đề xuất của bạn cũng được thông qua.
Với một số người, đó là một cú sốc, bởi sau bao năm đóng góp vào sự phát triển của công ty, họ cảm thấy hoàn toàn đủ khả năng để được giao thêm trọng trách cũng như quyền lợi. Một khi bị từ chối, họ cảm thấy như bị xúc phạm vậy.
Quả thực, bị từ chối không phải là một cảm giác dễ dàng chấp nhận nhưng bạn cũng đừng nên quá thất vọng mà từ bỏ ước mơ.
Sau đây là 3 cách giúp bạn lấy lại thăng bằng ngay sau khi những đề nghị thăng tiến của bạn không được thông qua:
- Thể hiện tính chuyên nghiệp
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Deborah Brown Volkmam, khi bị từ chối, bạn đừng nên bực bội, chán nản mà cư xử không đúng mực. Ngược lại, đây là khi bạn cần giữ bình tĩnh và thể hiện lối hành xử tuyệt vời, chuyên nghiệp hiếm có của mình.
"Thậm chí, nếu một đồng nghiệp bạn ghét nhận được sự thăng tiến mà bạn mong muốn, bạn cũng nên chức mừng họ và đảm bảo một cách chân thành bạn sẵn sàng hợp tác với họ. Việc hỗ trợ đồng nghiệp như thế chỉ giúp bạn thêm chuyên nghiệp, uy tín mà thôi.
- Tìm câu trả lời
Khi đề nghị của bạn bị từ chối, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân. Brown-Volkman đã tư vấn cho khách hàng như vậy và theo bà, nhiều người hiểu rõ vì sao họ không được thăng tiến.
Ảnh minh họa
Sau khi cảm xúc đã ổn định, bạn nên sắp xếp một cuộc họp với cấp quản lý để trao đổi về lý do đề xuất của bạn bị gạt bỏ. Đây là vấn đề tế nhị mà người ta không muốn cho những người không liên quan biết thông tin. Vì vậy, bạn phải sắp xếp cuộc gặp riêng, để họ có thể nói thật những suy nghĩ của mình và đảm bảo rằng, thông tin họ đưa ra sẽ bí mật tuyệt đối. Bởi trong quá trình trao đổi, người quản lý có thể đặt bạn trong tương quan so với những đồng nghiệp khác. Và việc đó hoàn toàn không nên để lộ.
Lý do mà đa số các nhà quản lý đưa ra là vì bạn còn thiếu chuyên nghiệp trong công việc, thiếu kỹ năng cần thiết. Lúc đó, bạn nên đề nghị cấp quản lý tạo điều kiện cho bạn tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như học hỏi những kỹ năng hiện đại. Sau khi các sếp đưa ý kiến, bạn hãy bắt đầu thay đổi, hy vọng lần sau tình hình sẽ được cải thiện.
- Tìm công việc mới
Sau khi nhận được lý do không được thăng tiến, bạn phải hiểu rằng, những chiến dịch PR trong công ty, thể hiện bản thân đã thất bại. Bạn có thể bắt đầu một quá trình tìm việc mới, tìm một nhà tuyển dụng mới với những quyền lợi cao hơn.
Brown cho rằng, để có thể phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp, bạn cần thể hiện sự phù hợp giữa bạn với công ty. Nếu không, bạn nên tìm một vị trí mới, có nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp hơn. Vì nếu cứ bám trụ ở công ty hiện tại, có thể bạn sẽ phải đối diện với nhiều lần bị từ chối như thế, còn công việc vẫn mãi "dẫm chân tại chỗ".
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương