Bạn sẽ làm gì khi không được thăng chức?
10-10-2012 02:43 GMT+7
Bạn nghĩ rằng mình xứng đáng được thăng chức nhưng lại bị sếp ngó lơ? Đừng vội tỏ ra khó chịu hay tức giận bởi cách bạn phản ứng sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của bạn sau này. Sau đây là một số gợi ý để bạn cân nhắc.
Tất nhiên khi rơi vào tình huống này ít ai có thể cảm thấy thoải mái. Việc những nỗ lực của bản thân không được ghi nhận đúng mức dễ khiến người ta cảm thấy hụt hẫng, chán nản. Nhưng hay cố gắng kìm nén những cảm xúc tiêu cực ấy.
Ứng xử khéo léo là cách giúp tăng cơ hội thăng tiến
Bạn cho rằng mình xứng đáng được cất nhắc và thấy tức giận vì bị ngó lơ? Hãy giữ điều đó ở trong lòng cho đến khi bạn tìm hiểu vấn đề rõ ngọn ngành. Rất có thể người kia có trình độ cao hơn bạn hoặc có thể sếp lại đang nhắm bạn cho một vị trí khác trong tương lai.
Bởi vậy dù cảm xúc của bạn có là gì, hãy cố tỏ ra điềm tĩnh và trung hòa trong cách phản ứng. Việc nổi đóa cũng không giúp bạn có vị trí tốt hơn. Vậy nên thay vì làm vậy hãy tìm cách trấn tĩnh và cân nhắc các bước đi tiếp theo.
Trước hết bạn cần tìm ra sự thật. Nếu có thể nói chuyện một cách cởi mở với sếp vì sao bạn không được cất nhắc, bạn có thể sẽ nhận ra một số điểm yếu cần cải thiện thêm. Có lẽ vẫn chưa thực sự đủ khả năng ở một mặt nào đó mà vị trí mới đòi hỏi.
Trong trường hợp đó hãy hoàn thiện các kỹ năng để lần tới sếp không còn lí do gì để ngó lơ bạn. Thay vì tỏ ra bực bội, chán nản, hãy xem việc không được đề bạt như một kinh nghiệm để nâng cao trình độ bản thân.
Sau khi đã hiểu rõ sự thật, hãy tự đặt ra cho mình những đích ngắm cần đạt được. Với những thông tin có được về kỹ năng chuyên môn cần hoàn thiện, hãy lên một kế hoạch để phát triển khả năng bản thân cùng các bước đi cần thiết để giúp bạn tiến thân. Một mặt bạn có những mục tiêu cho riêng mình, mặt khác bạn cũng có thể đề nghị sếp đưa ra những mục tiêu cụ thể bạn cần đạt được để được tái cất nhắc.
Nên nhớ, các mục tiêu ấy cần phải rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Đôi khi sếp cũng khá mù mờ trong tiêu chí họ mong đợi ở nhân viên, điều này sẽ khiến bạn lúng túng, bối rối. Vậy nên tốt nhất hãy liệt kê một loạt mục tiêu và cùng thống nhất với sếp về những mục tiêu đó.
Một số gợi ý để bạn tăng cơ hội được thăng chức trong lần tới:
Nếu bạn đã biết những kỹ năng cần phải có để được bổ nhiệm vào vị trí đó, hãy cố gắng học hỏi những kỹ năng ấy. Bạn có thể tham gia các khóa học, các chương trình tập huấn hay tham gia các dự án giúp mở rộng kiến thức.
Đừng tỏ ra căng thẳng với sếp. Việc sếp không đề bạt bạn không có nghĩa là họ không đánh giá cao chuyên môn của bạn. Hãy duy trì mối quan hệ và cả những cuộc đối thoại cởi mở.
Hãy nói chuyện với những người từng đảm nhiệm vị trí bạn mong muốn để có được lời khuyên về việc bạn nên làm gì để phù hợp hơn với yêu cầu công việc.
Hãy mở rộng giao tiếp với mọi người. Quen biết càng nhiều bạn càng có cơ hội nhận được những lời khuyên hữu ích.
Khi nào bạn nên ra đi?
Đôi khi một người không được thăng chức không phải bởi họ thiếu trình độ hay không đáp ứng được các tiêu chí mà đơn giản do cấp trên không muốn trao cho họ cơ hội. Nếu bạn rơi vào trường hợp này có thể ra đi là một lựa chọn phù hợp. Là người làm công, bạn muốn được ghi nhận cho những nỗ lực và nếu sau vài năm và nhiều cuộc đối thoại mà tình hình vẫn không cải thiện bạn nên tìm một bến đỗ mới.
Hoặc nếu bạn không thể tìm ra bất kỳ hy vọng nào trong việc được thăng chức ngay cả khi đã nâng cao trình độ, hoàn thiện các kỹ năng, thì việc tìm một vị trí mới ở nơi khác cũng đáng được cân nhắc. Ngoài ra cũng cần phải thành thực với chính bản thân mình. Có thể bạn chưa được đề bạt vì bạn không thực sự xuất sắc như bạn nghĩ hoặc không phù hợp với công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn nên thử một công việc khác.
Dân Trí
Ứng xử khéo léo là cách giúp tăng cơ hội thăng tiến
Bạn cho rằng mình xứng đáng được cất nhắc và thấy tức giận vì bị ngó lơ? Hãy giữ điều đó ở trong lòng cho đến khi bạn tìm hiểu vấn đề rõ ngọn ngành. Rất có thể người kia có trình độ cao hơn bạn hoặc có thể sếp lại đang nhắm bạn cho một vị trí khác trong tương lai.
Bởi vậy dù cảm xúc của bạn có là gì, hãy cố tỏ ra điềm tĩnh và trung hòa trong cách phản ứng. Việc nổi đóa cũng không giúp bạn có vị trí tốt hơn. Vậy nên thay vì làm vậy hãy tìm cách trấn tĩnh và cân nhắc các bước đi tiếp theo.
Trước hết bạn cần tìm ra sự thật. Nếu có thể nói chuyện một cách cởi mở với sếp vì sao bạn không được cất nhắc, bạn có thể sẽ nhận ra một số điểm yếu cần cải thiện thêm. Có lẽ vẫn chưa thực sự đủ khả năng ở một mặt nào đó mà vị trí mới đòi hỏi.
Trong trường hợp đó hãy hoàn thiện các kỹ năng để lần tới sếp không còn lí do gì để ngó lơ bạn. Thay vì tỏ ra bực bội, chán nản, hãy xem việc không được đề bạt như một kinh nghiệm để nâng cao trình độ bản thân.
Sau khi đã hiểu rõ sự thật, hãy tự đặt ra cho mình những đích ngắm cần đạt được. Với những thông tin có được về kỹ năng chuyên môn cần hoàn thiện, hãy lên một kế hoạch để phát triển khả năng bản thân cùng các bước đi cần thiết để giúp bạn tiến thân. Một mặt bạn có những mục tiêu cho riêng mình, mặt khác bạn cũng có thể đề nghị sếp đưa ra những mục tiêu cụ thể bạn cần đạt được để được tái cất nhắc.
Nên nhớ, các mục tiêu ấy cần phải rõ ràng, càng cụ thể càng tốt. Đôi khi sếp cũng khá mù mờ trong tiêu chí họ mong đợi ở nhân viên, điều này sẽ khiến bạn lúng túng, bối rối. Vậy nên tốt nhất hãy liệt kê một loạt mục tiêu và cùng thống nhất với sếp về những mục tiêu đó.
Một số gợi ý để bạn tăng cơ hội được thăng chức trong lần tới:
Nếu bạn đã biết những kỹ năng cần phải có để được bổ nhiệm vào vị trí đó, hãy cố gắng học hỏi những kỹ năng ấy. Bạn có thể tham gia các khóa học, các chương trình tập huấn hay tham gia các dự án giúp mở rộng kiến thức.
Đừng tỏ ra căng thẳng với sếp. Việc sếp không đề bạt bạn không có nghĩa là họ không đánh giá cao chuyên môn của bạn. Hãy duy trì mối quan hệ và cả những cuộc đối thoại cởi mở.
Hãy nói chuyện với những người từng đảm nhiệm vị trí bạn mong muốn để có được lời khuyên về việc bạn nên làm gì để phù hợp hơn với yêu cầu công việc.
Hãy mở rộng giao tiếp với mọi người. Quen biết càng nhiều bạn càng có cơ hội nhận được những lời khuyên hữu ích.
Khi nào bạn nên ra đi?
Đôi khi một người không được thăng chức không phải bởi họ thiếu trình độ hay không đáp ứng được các tiêu chí mà đơn giản do cấp trên không muốn trao cho họ cơ hội. Nếu bạn rơi vào trường hợp này có thể ra đi là một lựa chọn phù hợp. Là người làm công, bạn muốn được ghi nhận cho những nỗ lực và nếu sau vài năm và nhiều cuộc đối thoại mà tình hình vẫn không cải thiện bạn nên tìm một bến đỗ mới.
Hoặc nếu bạn không thể tìm ra bất kỳ hy vọng nào trong việc được thăng chức ngay cả khi đã nâng cao trình độ, hoàn thiện các kỹ năng, thì việc tìm một vị trí mới ở nơi khác cũng đáng được cân nhắc. Ngoài ra cũng cần phải thành thực với chính bản thân mình. Có thể bạn chưa được đề bạt vì bạn không thực sự xuất sắc như bạn nghĩ hoặc không phù hợp với công việc đó. Điều đó có nghĩa là bạn nên thử một công việc khác.
- Nhân viên kỹ thuật xây dựng dân dụng Công Ty TNHH MTV DPT
- Nhân viên vật tư Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Đông Hưng
- Nhân viên kế hoạch mua hàng sản xuất Công Ty TNHH MTV Kỹ Thuật Tú Lộc
- Chuyên viên mua hàng Tập Đoàn Kim Tín
- Trưởng ca sản xuất Tập Đoàn Kim Tín
- Nhân viên pháp lý Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên dự toán đấu thầu Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên hồ sơ thầu y tế Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Nhân viên phụ kho Công Ty Cổ Phần Văn Phòng Phẩm Hồng Hà