3 cách để thương lượng lại mức lương
28-07-2011 09:52 GMT+7
Trong suốt quá trình phỏng vấn và đàm phán quyền lợi, sự khiêm tốn và thiếu một chút "bí quyết" khiến nhà tuyển dụng chỉ đưa cho bạn mức lương thấp hơn mong muốn. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể đàm phán trở lại và yêu cầu mức lương cao hơn.
Tất nhiên, thời gian tốt nhất để thương lượng lại mức lương là trước khi bạn chấp nhận vào làm việc ở công ty mới nhưng cũng không nên phản hồi ngay lập tức, khi mà nhà tuyển dụng vừa đưa ra đề nghị. Bởi lẽ, việc yêu cầu quá sớm ngay sau khi có thông tin được tuyển ít nhiều sẽ có rủi ro.
Theo tiến sĩ Civitelli - một chuyên gia tâm lý nơi công sở và là nhà tư vấn nghề nghiệp ở Houston (Mỹ), việc đàm phán lại mức lương khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là kẻ không tôn trọng thỏa thuận. "Nó có thể để lại những điều tiếng không hay cho bạn hoặc đặt nền móng cho một mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa bạn và sếp mới, nếu như bạn được nhận vào làm". Vì thế, bạn nên biết cách thương lượng thế nào cho phù hợp.
Thay vì yêu cầu thêm lương, bạn hãy cân nhắc đến việc thương lượng về mức phụ cấp, trợ cấp hoặc những quyền lợi liên quan khác như giờ nghỉ, thời gian nghỉ phép năm, chế độ thưởng dịp quốc lễ... Với cách này, tổng thu nhập của bạn vẫn đảm bảo trong khi nhà tuyển dụng không cảm thấy khó chịu vì phải thay đổi mức lương đã quyết cho bạn.
Để chắc chắn sự thỏa thuận lại này thành công, bạn có thể thử một trong ba cách sau:
- Thương lượng mức lương tương xứng
Đôi khi, bạn không nhận ra rằng bạn nên có được mức thu nhập cao hơn cho đến khi bạn phát hiện ra những gì đồng nghiệp của mình đang làm và được hưởng.
Câu chuyện ấy đã xảy ra với Ashley Baxter - một chuyên viên marketing ở Texas, khi cô nhận ra một đồng nghiệp nam được nhận mức lương 10.000 USD, trong khi công việc anh ấy làm lại ít hơn hẳn Baxter.
"Tôi bắt đầu đưa CV của mình lên mạng, thu hút các nhà tuyển dụng trong thị trường việc làm hiện tại và nhận được nhiều lời mời với những đề nghị mức lương từ nhiều công ty khác nhau. Sau đó, tôi gặp sếp và nói cho ông ấy hiểu rằng, tôi cảm thấy mức lương hiện tại không đánh giá đúng công việc tôi đang làm, nhất là khi so sánh tương quan với những đồng nghiệp làm ít việc hơn tôi. Thật sự không công bằng" - Baxter kể.
Ngay lập tức, Baxter được tăng thêm 8% lương nhưng mối quan hệ của cô và sếp đã thay đổi: "Anh ta trở nên miễn cưỡng mỗi khi tiếp xúc với tôi, và thường gửi email giao nhiệm vụ nếu công việc không thực sự cần phải trao đổi trực tiếp". 3 tháng sau, Baxter chuyển sang một công việc mới và đàm phán được mức lương, thu nhập tốt hơn hẳn. "Tôi rất mừng vì mình đã có kinh nghiệm, tôi tự tin và không còn e ngại khi thương lượng quyền lợi bản thân ở vị trí mới".
Michael Schatzki - một chuyên gia của Negotiation Dynamics khuyên rằng, nếu nhận thấy bạn được trả mức thu nhập không tương xứng so với đồng nghiệp khác, hãy nói với người quản lý rằng: "Bạn đã thuyết phục tôi đó là tất cả những gì công ty có thể trả. Thế nhưng, người khác lại được trả cao hẳn hơn tôi trong khi họ có ít kinh nghiệm hơn. Bạn có thể giải thích cho tôi chuyện này là thế nào?". Những lời đó sẽ khiến người quản lý cảm thấy khó xử, nhưng bạn có thể xua tan không khí căng thẳng lúc này bằng cách nói đỡ cho họ "tôi hiểu, công ty nói chung và bản thân bạn nói riêng chịu nhiều áp lực về ngân sách. Nhưng dù sao, chúng ta cũng phải thỏa thuận thống nhất vấn đề này đã, mọi việc cần phải rõ ràng, bình đẳng".
- Lời đề nghị mang tính cạnh tranh
Lee Miller - tác giả của cuốn "Để kiếm được nhiều tiền trong mọi hoàn cảnh", cho rằng: đưa ra một lời đề nghị canh tranh để nâng mức lương hiện tại là một lựa chọn tuyệt vời nhưng cũng không kém phần căng thẳng, bởi chẳng có người quản lý nào muốn bị đe dọa. Bởi vậy, bạn nên chỉ cho người quản lý biết mức lương của bạn đang thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường.
Theo tiến sĩ Richard Deems, đồng tác giả của "Vượt qua thất nghiệp với công việc như ý", thay vì gây không khí căng thẳng, bạn nên nhẹ nhàng trình bày ý kiến: "tôi nhận ra rằng, những gì tôi được trả ở vị trí này đang thấp hơn nhiều so với thị trường việc làm. Đây là lỗi của tôi vì tôi đã không đề nghị một mức lương cao hơn. Thực sự, tôi có nhiều lời mời từ các công ty khác với mức thu nhập tốt hơn nhưng tôi không muốn nhảy việc chỉ vì vấn đề tài chính. Hơn nữa, tôi cũng yêu thích công việc này và muốn làm việc tại đây để xây dựng con đường sự nghiệp vững vàng cho bản thân. Cân đối với thị trường hiện tại, bạn có thể điều chỉnh mức lương của tôi cho phù hợp không?".
Không đưa ra một lời đề nghị mang tính cạnh tranh, không nói dối về thị trường hiện tại, bạn có thể phân tích rằng "tôi đã nói chuyện với nhiều nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này và mức lương chung họ đưa ra là...".
- Dựa vào mức tăng chi phí sinh hoạt
Đây là cách do Dianne Durkin - chủ tịch Loyalty Factor đưa ra, "Sau khi xem xét kỹ về mức chi phí cho cuộc sống hằng ngày, tôi nhận thấy phí sinh hoạt tăng hơn rõ rệt. Vì vậy, tôi muốn công ty cân nhắc và chấp nhận đề nghị tăng lương của tôi". Đương nhiên, mức tăng tối đa lúc này cũng không được quá 10% so với mức lương cũ. Tuy nhiên, Durkin cũng thừa nhận, không phải công ty nào cũng dễ dàng chấp nhận lý do này, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thêm những phương án khác.
Nếu bạn đã dùng đến một trong ba chiến lược này nhưng vẫn không hiệu quả, hãy tìm cách củng cố lại mối quan hệ giữa bạn và sếp mới. Song song với quá trình đó, bạn nên thường xuyên cập nhật hồ sơ, liên hệ với những người thân quen để tiếp tục tìm kiếm cơ hội tốt hơn.
Theo Zing
Ảnh minh họa
Theo tiến sĩ Civitelli - một chuyên gia tâm lý nơi công sở và là nhà tư vấn nghề nghiệp ở Houston (Mỹ), việc đàm phán lại mức lương khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là kẻ không tôn trọng thỏa thuận. "Nó có thể để lại những điều tiếng không hay cho bạn hoặc đặt nền móng cho một mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa bạn và sếp mới, nếu như bạn được nhận vào làm". Vì thế, bạn nên biết cách thương lượng thế nào cho phù hợp.
Thay vì yêu cầu thêm lương, bạn hãy cân nhắc đến việc thương lượng về mức phụ cấp, trợ cấp hoặc những quyền lợi liên quan khác như giờ nghỉ, thời gian nghỉ phép năm, chế độ thưởng dịp quốc lễ... Với cách này, tổng thu nhập của bạn vẫn đảm bảo trong khi nhà tuyển dụng không cảm thấy khó chịu vì phải thay đổi mức lương đã quyết cho bạn.
Để chắc chắn sự thỏa thuận lại này thành công, bạn có thể thử một trong ba cách sau:
- Thương lượng mức lương tương xứng
Đôi khi, bạn không nhận ra rằng bạn nên có được mức thu nhập cao hơn cho đến khi bạn phát hiện ra những gì đồng nghiệp của mình đang làm và được hưởng.
Câu chuyện ấy đã xảy ra với Ashley Baxter - một chuyên viên marketing ở Texas, khi cô nhận ra một đồng nghiệp nam được nhận mức lương 10.000 USD, trong khi công việc anh ấy làm lại ít hơn hẳn Baxter.
"Tôi bắt đầu đưa CV của mình lên mạng, thu hút các nhà tuyển dụng trong thị trường việc làm hiện tại và nhận được nhiều lời mời với những đề nghị mức lương từ nhiều công ty khác nhau. Sau đó, tôi gặp sếp và nói cho ông ấy hiểu rằng, tôi cảm thấy mức lương hiện tại không đánh giá đúng công việc tôi đang làm, nhất là khi so sánh tương quan với những đồng nghiệp làm ít việc hơn tôi. Thật sự không công bằng" - Baxter kể.
Ngay lập tức, Baxter được tăng thêm 8% lương nhưng mối quan hệ của cô và sếp đã thay đổi: "Anh ta trở nên miễn cưỡng mỗi khi tiếp xúc với tôi, và thường gửi email giao nhiệm vụ nếu công việc không thực sự cần phải trao đổi trực tiếp". 3 tháng sau, Baxter chuyển sang một công việc mới và đàm phán được mức lương, thu nhập tốt hơn hẳn. "Tôi rất mừng vì mình đã có kinh nghiệm, tôi tự tin và không còn e ngại khi thương lượng quyền lợi bản thân ở vị trí mới".
Michael Schatzki - một chuyên gia của Negotiation Dynamics khuyên rằng, nếu nhận thấy bạn được trả mức thu nhập không tương xứng so với đồng nghiệp khác, hãy nói với người quản lý rằng: "Bạn đã thuyết phục tôi đó là tất cả những gì công ty có thể trả. Thế nhưng, người khác lại được trả cao hẳn hơn tôi trong khi họ có ít kinh nghiệm hơn. Bạn có thể giải thích cho tôi chuyện này là thế nào?". Những lời đó sẽ khiến người quản lý cảm thấy khó xử, nhưng bạn có thể xua tan không khí căng thẳng lúc này bằng cách nói đỡ cho họ "tôi hiểu, công ty nói chung và bản thân bạn nói riêng chịu nhiều áp lực về ngân sách. Nhưng dù sao, chúng ta cũng phải thỏa thuận thống nhất vấn đề này đã, mọi việc cần phải rõ ràng, bình đẳng".
Ảnh minh họa
- Lời đề nghị mang tính cạnh tranh
Lee Miller - tác giả của cuốn "Để kiếm được nhiều tiền trong mọi hoàn cảnh", cho rằng: đưa ra một lời đề nghị canh tranh để nâng mức lương hiện tại là một lựa chọn tuyệt vời nhưng cũng không kém phần căng thẳng, bởi chẳng có người quản lý nào muốn bị đe dọa. Bởi vậy, bạn nên chỉ cho người quản lý biết mức lương của bạn đang thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung của thị trường.
Theo tiến sĩ Richard Deems, đồng tác giả của "Vượt qua thất nghiệp với công việc như ý", thay vì gây không khí căng thẳng, bạn nên nhẹ nhàng trình bày ý kiến: "tôi nhận ra rằng, những gì tôi được trả ở vị trí này đang thấp hơn nhiều so với thị trường việc làm. Đây là lỗi của tôi vì tôi đã không đề nghị một mức lương cao hơn. Thực sự, tôi có nhiều lời mời từ các công ty khác với mức thu nhập tốt hơn nhưng tôi không muốn nhảy việc chỉ vì vấn đề tài chính. Hơn nữa, tôi cũng yêu thích công việc này và muốn làm việc tại đây để xây dựng con đường sự nghiệp vững vàng cho bản thân. Cân đối với thị trường hiện tại, bạn có thể điều chỉnh mức lương của tôi cho phù hợp không?".
Không đưa ra một lời đề nghị mang tính cạnh tranh, không nói dối về thị trường hiện tại, bạn có thể phân tích rằng "tôi đã nói chuyện với nhiều nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này và mức lương chung họ đưa ra là...".
- Dựa vào mức tăng chi phí sinh hoạt
Đây là cách do Dianne Durkin - chủ tịch Loyalty Factor đưa ra, "Sau khi xem xét kỹ về mức chi phí cho cuộc sống hằng ngày, tôi nhận thấy phí sinh hoạt tăng hơn rõ rệt. Vì vậy, tôi muốn công ty cân nhắc và chấp nhận đề nghị tăng lương của tôi". Đương nhiên, mức tăng tối đa lúc này cũng không được quá 10% so với mức lương cũ. Tuy nhiên, Durkin cũng thừa nhận, không phải công ty nào cũng dễ dàng chấp nhận lý do này, vì vậy, bạn cần chuẩn bị thêm những phương án khác.
Nếu bạn đã dùng đến một trong ba chiến lược này nhưng vẫn không hiệu quả, hãy tìm cách củng cố lại mối quan hệ giữa bạn và sếp mới. Song song với quá trình đó, bạn nên thường xuyên cập nhật hồ sơ, liên hệ với những người thân quen để tiếp tục tìm kiếm cơ hội tốt hơn.
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ