Cẩm nang việc làm

Lấy lại cân bằng sau khi phỏng vấn xin việc thất bại

07-03-2017

Phỏng vấn xin việc thất bại là chuyện mà đa số mọi người đều trải qua, thậm chí có người còn trải qua rất nhiều lần. Chán nản, thất vọng là cảm xúc sẽ thường trực với bạn khi đó nhưng nếu bạn để nó tồn tại quá lâu sẽ khiến bạn bỏ lỡ các cơ hội tốt hơn.

Chỉ dành 1 phút cho nỗi buồn của sự thất bại

Chắc chắn hiện tại tâm trạng bạn đang là những cảm xúc tiêu cực, đây là tâm lý chung của rất nhiều bạn khi đối mặt với thử thách đầu tiên- không đạt thành công. Lúc này tâm lý của bạn sẽ mang một sức ì nặng nề, bạn cảm thấy dường như bạn đã mất tất cả, bạn tự ti, nghi ngờ về năng lực của chính mình. Một điều tệ hại hơn nữa là bạn mất phương hướng, con đường phía trước đang mang một màu xám u ám. Tâm trạng chán chường quả thật đang lấy đi niềm tin tràn đầy mà bạn có trước đó.

Nhưng nếu với bất kỳ những thử thách- bạn thất bại- bạn thất vọng- bạn mất định hướng, vậy thì cơ sở nào bạn đòi hỏi sự thành công? Điều quan trọng là cách bạn lấy lại sự cân bằng- bạn lau khô nước mắt- bạn vực dậy niềm tin- bạn đứng dậy. Chắc chắn thành công luôn ở phía trước bạn, hãy đi tìm chúng nếu bạn thực sự đam mê.

 

 


Và dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm một cơ hội mới

Bạn không thể ngồi chờ cơ hội đến, cơ hội bản chất là điều bất định, bạn không thể xác định chúng có từ đâu, khi nào chúng đến và làm cách nào bạn nắm bắt chúng để đạt thành công?

Điều quan trọng là cách bạn đi tìm cơ hội. Bằng cách nào? Bạn phải chủ động, bạn phải luôn sống ở thì chủ động này. Cơ hội vẫn hiện diện quanh bạn, chỉ có điều bạn chưa bắt đầu, vì vậy bạn vẫn chưa thấy chúng.

Nấc thang đầu tiên, bạn vấp ngã. Biết cách đứng dậy đã là một thành công đáng khích lệ, đừng trì hoãn với ước mơ của chính bạn. Nếu bạn trì hoãn, đó  chắc hẳn không phải là giấc mơ mà bạn hướng đến, hãy kiên nhẫn tìm chúng.

Bây giờ đừng để sự chán nản hạ gục bạn,  niềm tin của bạn chắc hẳn mạnh hơn chúng. Hãy suy nghĩ và viết ra giấy những dự định tương lai mà bạn đang hướng đến:

+ Khả năng thực sự của bạn là gì?

+ Bạn có thể làm tốt ở vị trí ứng tuyển nào? Bạn mong muôn tìm việc làm ra sao?

+ Bạn có sẵn sàng đối mặt với rủi ro, không ngại đương đầu với thách thức?

+ Mục tiêu ngắn và dài hạn mà bạn đang theo đuổi?

+ Bạn sẽ kiên trì theo đuổi đến cùng?

Lưu tâm đến những vấn đề trên sẽ giúp suy nghĩ của bạn đi theo một chiều hướng tích cực hơn. Thất bại trong kỳ phỏng vấn đầu tiên không bao giờ là đáng trách, điều đáng trách là bạn đã từ bỏ nó quá dễ dàng.

Khi một cánh cửa đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra chào đón bạn, biết rút kinh nghiệm và đứng lên mạnh mẽ hơn sẽ giúp bạn thành công, sẽ không còn buồn thì phỏng vấn xin việc thất bại một lần nào nữa, phải không nào?

 

 

 

 

Theo Timviecnhanh.com