Hội đồng Anh và hành trình nâng chuẩn tiếng Anh tại Việt Nam

07-05-2025 02:00 GMT+7

Hội đồng Anh với hơn 30 năm đồng hành cùng Việt Nam trong lĩnh vực tiếng Anh thông qua khảo thí, giảng dạy, phát triển giáo viên và hỗ trợ đổi mới chính sách.

Hội đồng Anh và hành trình nâng chuẩn tiếng Anh tại Việt Nam

Ông James Shipton, giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam, trong lễ khai trương trụ sở mới của Hội đồng Anh tại Hà Nội - Ảnh: DNCC

 

Hội đồng Anh đã và đang có những đóng góp toàn diện cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) xây dựng lộ trình phát triển giảng dạy tiếng Anh giai đoạn 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy thứ hai tại trường học Việt Nam.

 

Nhân dịp khai trương trụ sở mới tại Hà Nội, ông James Shipton - tân giám đốc Hội đồng Anh - chia sẻ định hướng chiến lược trong lĩnh vực này cho giai đoạn mới.

 

* Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về vai trò trong việc hỗ trợ Việt Nam nói chung và Bộ GD&ĐT nói riêng?

 

Thế mạnh của chúng tôi nằm ở mối quan hệ hợp tác bền vững qua hơn hai thập kỷ với Bộ GD&ĐT và các bên liên quan, cùng khả năng quy tụ đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, với năng lực chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh của Hội đồng Anh và Vương quốc Anh.

 

Qua đó, các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam có thể tiếp cận các hình mẫu chuyên môn thực tiễn tốt nhất trên thế giới, các nghiên cứu điển hình và nguyên tắc nền tảng trong xây dựng chính sách giảng dạy tiếng Anh.

 

Chúng tôi, bằng cách này, hỗ trợ Bộ GD&ĐT phát triển một kế hoạch chiến lược tổng thể chất lượng cao về giảng dạy tiếng Anh, mang tầm nhìn dài hạn và phù hợp với bối cảnh cũng như định hướng giáo dục của Việt Nam.

 

* Việc đầu tư vào đào tạo giáo viên có ý nghĩa như thế nào đối với chiến lược tổng thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam?

 

Đào tạo giáo viên và phát triển chuyên môn thường xuyên là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.

 

Chúng tôi hỗ trợ giáo viên thông qua các chương trình tăng cường năng lực, nổi bật là mô hình Nhóm hoạt động giáo viên - nơi tạo dựng cộng đồng học tập chuyên môn và chia sẻ thực tiễn giảng dạy hiệu quả.

 

Chúng tôi cung cấp tài liệu, webinar và các khóa học trực tuyến (MOOCs) miễn phí qua nền tảng TeachingEnglish, giúp giáo viên, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, tiếp cận bình đẳng với cơ hội học tập.

 

Hội đồng Anh cũng thực hiện và chia sẻ các nghiên cứu định hướng tư duy về toàn cảnh lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam góp phần xây dựng chính sách và thực tiễn.

 

Chúng tôi hợp tác với các trường đại học góp phần đảm bảo giáo viên được bồi dưỡng năng lực phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

 

* Trong thời gian qua, Hội đồng Anh đã hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong việc nâng cao hệ thống đánh giá năng lực tiếng Anh theo tiêu chuẩn quốc tế?

 

Chúng tôi hỗ trợ "Đề án Ngoại ngữ quốc gia (NFLP)" thông qua việc cung cấp chuyên môn từ Vương quốc Anh trong thiết kế, đánh giá và triển khai các chính sách giảng dạy và khảo thí.

 

Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với NFLP và các nhà giáo dục tại Việt Nam để phát triển năng lực khảo thí thông qua các sự kiện quy mô lớn như New Directions Đông Á và Hội nghị Đánh giá ngôn ngữ Việt Nam (VLAS).

 

Các bài thi quốc tế do chúng tôi phát triển và sở hữu như Aptis và đồng sở hữu như IELTS, đã được công nhận và ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, phản ánh vai trò tích cực và lâu dài trong quá trình hoạch định chính sách, nghiên cứu chuyên môn và triển khai thực tiễn.

 

Chúng tôi liên tục cải tiến khả năng tiếp cận bài thi, trải nghiệm của thí sinh, và cung cấp các tài liệu luyện tập cũng như hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên, thí sinh và các đối tác.

 

* Theo ông, đâu là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng học tập, từ đó góp phần nâng cao trình độ tiếng và mặt bằng tiếng Anh chung của người Việt Nam?

 

Với hơn 90 năm kinh nghiệm toàn cầu, Hội đồng Anh mang đến cho người học tại Việt Nam hệ thống khóa học tiếng Anh toàn diện, phù hợp với mọi độ tuổi và trình độ.

 

Chúng tôi tập trung vào việc xây dựng sự tự tin cho người học, đồng thời mở rộng tầm nhìn của họ bằng cách tiếp cận với trải nghiệm văn hóa quốc tế đa dạng.

 

Phương pháp giảng dạy của chúng tôi cũng chú trọng phát triển những kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21 như tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác - giúp người học Việt Nam sẵn sàng hội nhập và thành công trong một thế giới ngày càng kết nối.

 

Đối với trẻ nhỏ từ 3-6 tuổi, chúng tôi thiết kế các chương trình mới giúp các em làm quen với tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu tiên.

 

* Theo ông, việc thay đổi trụ sở mới hiện đại và bền vững hơn mang ý nghĩa gì?

 

Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi bắt đầu vai trò mới là giám đốc của Hội đồng Anh tại Việt Nam đúng vào thời điểm khánh thành trụ sở mới tại Hà Nội.

 

Đây là một dấu mốc thể hiện cam kết lâu dài và tầm nhìn của chúng tôi trong việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

 

Trụ sở mới với cơ sở vật chất hiện đại giúp Hội đồng Anh nâng cao năng lực cung cấp các chương trình giảng dạy tiếng Anh, khảo thí theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như các hoạt động văn hóa giáo dục khác.

 

Tôi thực sự tin tưởng vào tiềm năng đóng góp của Hội đồng Anh và lạc quan về vai trò của chúng tôi như một đối tác chiến lược trong hành trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển quốc gia của Việt Nam.

(Nguồn: DN)