Đa dạng mô hình đại học theo chuẩn quốc tế cho 2K6

24-07-2025 05:00 GMT+7

Không chọn trường đại học nổi tiếng nhất hay đúng với kế hoạch ban đầu, nhiều sinh viên thay đổi hướng đi sau khi xác định được môi trường phù hợp với mục tiêu và thế mạnh bản thân.

Đa dạng mô hình đại học theo chuẩn quốc tế cho 2K6
Vĩnh Phúc (hàng thứ 2 trên cùng) nhận định môi trường đại học phù hợp mới là bàn đạp để trưởng thành - Ảnh: NTCC

 

Học quốc tế “tại chỗ”

 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc cũng là lúc hàng nghìn học sinh trên cả nước bước vào một hành trình mới: lựa chọn ngôi trường đại học phù hợp. Không ít học sinh và phụ huynh trăn trở với câu hỏi: nên chọn trường “hot” hay chọn trường “hợp”? 

 

Thực tế cho thấy, tiêu chí chọn trường của thế hệ học sinh ngày nay đang có nhiều thay đổi. 

 

Em Đỗ Vĩnh Phúc, cựu học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Phúc từng nhận được 4 học bổng của trường có tiếng cùng lúc vào thời điểm thi cấp 3 là Trường Đại học VinUni; Đại học RMIT; Trường Đại học Fulbright Việt Nam; và Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). 

 

Sau khi cân nhắc mục tiêu cá nhân là tìm kiếm môi trường học tập ứng dụng cao, Phúc đã chọn Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam.   

 

Theo Phúc, môi trường học tại Trường có sự kết hợp giữa học thuật nghiêm túc và không gian để sinh viên phát triển có bản sắc. Các bài tập mô phỏng, dự án với doanh nghiệp, cơ hội thực tập đa dạng và chất lượng đã giúp rèn luyện tư duy thực tiễn và định hình hướng đi cho bản thân.

 

Du học Anh từng là “nguyện vọng 1” được Đặng Hồng Nhung ấp ủ từ những năm còn là học sinh trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội). 

 

Tuy nhiên khi cân nhắc lại bài toán về chi phí và chất lượng, gia đình Nhung nhận thấy việc theo học môi trường quốc tế tại Việt Nam là hướng đi “một chín một mười” so với du học. Khi chọn trường, Nhung ưu tiên các yếu tố về triết lý đào tạo và văn hóa.

 

Đa dạng mô hình đại học theo chuẩn quốc tế cho 2K6
Hồng Nhung (thứ 3 từ trái qua) năng nổ tham gia các hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật và ngoại khóa của trường - Ảnh: NTCC

 

Du học tại nước ngoài cũng là kế hoạch mà Nguyễn Trâm Anh, cựu học sinh THPT Olympia, theo đuổi khi còn học phổ thông. Nhưng sau quá trình tìm hiểu kỹ, bạn chọn ở lại Việt Nam để học tập với chiến lược rõ ràng: học đại học trong nước, sau đó trao đổi hoặc chuyển tiếp quốc tế, tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn có trải nghiệm toàn cầu.

 

Trâm Anh ưu tiên trường có chất lượng đạt chuẩn quốc tế, để thúc đẩy bản thân phát triển đúng hướng. “Mình tìm hiểu kỹ về triết lý giáo dục, văn hóa trường học trước khi đưa ra quyết định. Bởi đây là nơi mình sẽ gắn bó suốt 3-4 năm, nên phải cảm thấy phù hợp thì mới học tốt được”, Trâm Anh cho biết.

 

Vì hiệu quả đầu tư – cả về tài chính lẫn phát triển cá nhân, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam là lựa chọn cuối cùng của cả Hồng Nhung và Trâm Anh. 

 

Cánh cửa mở ra thế giới

 

Dù xuất phát từ những dự định khác nhau, không ít sinh viên tìm thấy sự phù hợp tại các môi trường đại học quốc tế như Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam. 

 

Đây là những nơi không chỉ có chương trình học chất lượng chuẩn quốc tế, mà còn là môi trường để bản thân phát triển một cách toàn diện, từ học thuật, kỹ năng, ngoại ngữ đến năng lực tư duy phản biện và khả năng hội nhập toàn cầu.  

 

Hồng Nhung - đang là sinh viên năm 3 Khoa Kinh doanh tại BUV - cho biết, việc được học trong một môi trường chuẩn Anh Quốc với một tấm bằng được công nhận toàn cầu ngay tại Việt Nam là điều không dễ tìm. 

 

Với cơ sở vật chất hiện đại, giảng viên phần lớn là người nước ngoài, môi trường học tập khuyến khích tư duy phản biện và phát triển cá nhân, giống như trải nghiệm học trực tiếp ở một trường đại học tại Anh.

 

Đa dạng mô hình đại học theo chuẩn quốc tế cho 2K6
Sinh viên BUV được tiếp cận kiến thức thực tiễn thông qua các chuyến tham quan và học hỏi tại các doanh nghiệp hàng đầu - Ảnh: NTCC

 

Không chỉ có học thuật chuyên sâu, các môn học tại Trường còn được thiết kế gắn với thực tế doanh nghiệp, trang bị cho sinh viên những kỹ năng để tự tin bước vào thị trường lao động. 

 

Trâm Anh yêu thích sự năng động và cởi mở trong văn hóa trường. Cô sinh viên chia sẻ, học tại Trường có nhiều điểm giống với du học, đặc biệt cách giảng dạy, phương pháp học chủ động, và việc đánh giá dựa trên tư duy sáng tạo, chứ không chỉ là lý thuyết.

 

“Sự khác biệt lớn nhất so với đi du học là việc mình được ở gần bạn bè, người thân – điều mà khi đi xuất ngoại nhiều bạn sẽ cảm thấy trống trải”, Trâm Anh nói.

 

Đa dạng mô hình đại học theo chuẩn quốc tế cho 2K6
Bên cạnh phát triển học thuật, sinh viên BUV tham gia chương trình Nâng cao Năng lực Cá nhân và Kỹ năng (PSG) xã hội nhằm phát triển bản thân - Ảnh: NTCC

 

Bước vào năm cuối trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Trâm Anh  đang chuẩn bị chuyển tiếp sang học tập tại Đại học Manchester (Anh). 

 

Đây là lộ trình phổ biến tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, nơi sinh viên có thể mở rộng trải nghiệm học tập ra nước ngoài tại gần 70 trường đại học danh tiếng trên hơn 15 quốc gia thuộc 5 châu lục, thông qua các chương trình du học ngắn hạn hoặc chương trình trao đổi học kỳ, chuyển tiếp các năm cuối, hoặc học lên cao học. 

 

Có thể nói, kết quả kỳ thi THPT chỉ là một trong nhiều cánh cửa mở ra hành trình học tập dài phía trước. 

 

Trong bối cảnh giáo dục và thị trường lao động liên tục thay đổi, những lựa chọn mang tính chiến lược – cân bằng giữa chất lượng đào tạo, chi phí, trải nghiệm và cơ hội phát triển dài hạn – mới là yếu tố quyết định để mở ra cánh cửa thành công cho thế hệ trẻ. 

 

Tìm hiểu thêm thông tin về BUV: https://www.buv.edu.vn/

(Nguồn: DN)