Xuất khẩu lao động thiếu bài bản
06-10-2017Hai thị trường tiếp nhận lao động trọng điểm của Việt Nam là Nhật và Hàn Quốc đang siết chặt quản lý lao động cư trú bất hợp pháp. Vì thế, mục tiêu đưa 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam đứng trước những thách thức rất lớn, vượt qua kiểm soát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam cho thấy, năm 2016 đã có 126.296 người Việt ra nước ngoài làm việc, vượt 26,2% kế hoạch, trong đó lao động đi Nhật là 39.938 người, tăng 47,86% so với số lao động đưa đi năm 2015, lao động đi Hàn là 8.442 người, tăng 40,25% so với năm 2015.
Số lượng mâu thuẫn với chất lượng lao động
Đưa lao động ra nước ngoài từ sau Đổi mới đã trở thành đầu ra, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần đảm bảo nguồn ngoại tệ quốc gia thông qua lượng kiều hối hằng năm gửi về Việt Nam. "Thế nhưng, sự thiếu bài bản của doanh nghiệp (DN) làm XKLĐ, tính tuân thủ pháp luật nước sở tại, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước của chính người lao động đang là những vấn đề lớn nhất, khiến các nước quan ngại khi tiếp nhận lao động Việt Nam", ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, nhận xét.
Tỉ lệ lực lượng lao động có bằng cấp/chứng chỉ là một tiêu chí quan trọng phản ánh năng lực của lực lượng lao động của một quốc gia. Nhưng kết quả nghiên cứu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 65% chủ DN FDI và 35% DN trong nước cho rằng những kỹ năng mà trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của DN. Ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho rằng, việc cung ra thị trường các sản phẩm chất lượng không đáp ứng nhu cầu, không chỉ gây lãng phí về thời gian đào tạo, lãng phí về nguồn lực đầu tư của các hộ gia đình, mà còn kìm hãm khả năng tăng năng suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Số liệu từ Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho thấy, năm 2016, lực lượng lao động cả nước là 54,4 triệu người, gồm 53,3 triệu người có việc làm và hơn 1,1 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động. Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở nhóm người có trình độ cao đẳng là 8,1% và thấp nhất ở những người không có chuyên môn kỹ thuật là 1,8%. Điều này một mặt phản ánh trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng lao động không có chuyên môn kỹ thuật, mặt khác lại phản ánh chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, ông Lưu Quang Tuấn nhận xét.
Thất nghiệp do kỹ năng và năng lực không phù hợp với nhu cầu lao động là một lãng phí và thời gian thất nghiệp càng dài, càng kìm hãm tăng trưởng của Việt Nam. Di cư để tìm việc làm và để có việc làm với năng suất cao hơn trong nền kinh tế thị trường là tất yếu. Năm 2016, có trên 1 triệu người từ 15 tuổi trở lên di cư ra khỏi phạm vi địa lý cấp xã, trong đó có 78,6% tham gia vào lực lượng lao động. Tỉ lệ người di cư có việc làm tương đối cao nhưng không bằng mức bình quân cả nước. Điều này khiến 9,3% trong tổng số người di cư trong Trong khi đó, thiếu lao động đang trở thành vấn đề chung của các nước phát triển ở Đông Á nhưng là cơ hội có việc làm cho lao động Việt Nam. Theo Hiệp hội Điện tử Hàn Quốc, nửa cuối năm 2016, các công ty buộc phải thuê 5.078 nhân công thiếu kỹ năng để khắc phục tình trạng thiếu hụt kỹ sư công nghệ, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất phần cứng máy tính và viễn thông. Thế nhưng, toàn ngành chỉ thuê được 46.429 lao động, trong khi số việc làm được tạo thêm lên tới 53.457 và số công việc chưa có người làm đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2015 lên 7.028 vị trí. Dù vậy, thận trọng trong tiếp nhận lao động nước ngoài vẫn luôn được thể hiện rõ trong các chính sách của Nhật và Hàn Quốc, nhất là tiếp nhận lao động đến từ Việt Nam, một quốc gia được cho là có số lượng lao động xuất khẩu mâu thuẫn với chất lượng lao động.
Chế tài nghiêm doanh nghiệp XKLĐ sai phạm
Một thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật do Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn lại cho thấy, tình trạng phạm tội của công dân Việt Nam cao nhất trong số người nước ngoài tại Nhật, từ 500 - 600 trường hợp giai đoạn năm 2010 - 2012 đã tăng lên 1.100 - 1.400 trường hợp giai đoạn 2014 - 2015. Số lượng thực tập sinh kỹ năng và du học sinh Việt ở lại bất hợp pháp tại Nhật cũng tăng đột biến trong giai đoạn 2015 - 2016.
Đáng chú ý, trong số công dân Việt Nam cư trú bất hợp pháp bị trục xuất, có tỉ lệ đáng kể là những thanh niên đăng ký du học Nhật nhưng không thi đậu đại học, trốn ở lại để đi làm và trở thành người cư trú bất hợp pháp. Theo lời khai của họ, một số công ty tư vấn du học ở Việt Nam, để thu lợi bất chính, đã cố tình khuyến khích người trẻ đăng ký đi du học Nhật, nhưng thực chất là để đi lao động kiếm tiền, đẩy nhiều người vào tình trạng cư trú bất hợp pháp.
Sang năm nay, Hàn Quốc đã mở nhiều đợt truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp so với các năm trước, thậm chí có chiến dịch kéo dài suốt 20 tuần, với quy mô và tần suất lớn. Trong khi đó, các biện pháp của Nhật cũng quyết liệt hơn nhằm giảm 2.453 lao động Việt cư trú bất hợp pháp xuống mức thấp nhất, theo số liệu Cục Nhập cảnh Nhật năm 2015. Cảnh sát Nhật đã bắt giữ và trục xuất nhiều công dân Việt cư trú bất hợp pháp, trong đó có tu nghiệp sinh, du học sinh tự túc và người du lịch. Trong chính sách mới nhất, Bộ Tư pháp Hàn Quốc khuyến khích lao động nước ngoài tự nguyện về nước, với các tiêu chí cởi mở: Lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc dưới 5 năm, nếu tự nguyện về nước trong thời hạn từ ngày 10-7 đến hết ngày 10-10-2017, sẽ được miễn cấm nhập cảnh vào nước này. Lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 5 năm trở lên nếu tự nguyện về nước trong khoảng thời gian trên sẽ được giảm thời gian cấm nhập cảnh xuống còn 1 năm.
Những lợi thế "dân số vàng" của Việt Nam đang qua nhanh, giá nhân công không còn rẻ so với thời điểm đầu thập niên. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật vẫn là 2 thị trường khó tính về tiếp nhận lao động Việt Nam. Đề án "Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025" đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện để trình Chính phủ. Cục Quản lý Lao động ngoài nước cũng yêu cầu các công ty phái/cử lao động sang Nhật thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ lao động Việt Nam ở nước ngoài.
"Cần có các biện pháp mạnh mẽ và đồng bộ, trước hết, cần đề cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động và giáo dục trong việc giám sát, chế tài nghiêm khắc đối với các DN XKLĐ và tư vấn du học chạy theo lợi nhuận, cố tình vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam và các nước tiếp nhận lao động" - ông Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, bày tỏ. |
- Kỹ sư nhiệt lạnh Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Kỹ sư cấp thoát nước Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên tính khối lượng điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên mua hàng Công Ty TNHH Tín Đức
- Chuyên viên digital content marketing Công Ty TNHH Thương Mại Vạn An
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Bao Bì Anh Dương
- Kỹ sư thiết kế cơ khí, chi tiết máy Công Ty TNHH Chế Tạo Máy Dược Phẩm Tiến Tuấn
- Nhân viên lập trình, vận hành máy phay CNC Công Ty TNHH DongWoo ST Vina
- Nhân viên digital marketing Công Ty CP Giải Pháp Tự Động Hóa Etek
- Kỹ sư tự động hóa Công Ty TNHH Thiết Bị Tự Động Hóa Kim Khí Thăng Long