Hỗ trợ đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài
17-07-2017Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, dự thảo nêu rõ nội dung chi và mức chi đối với dự án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Cụ thể, về hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động (NLĐ) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Đối tượng hỗ trợ là NLĐ tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp (DN) Việt Nam với đối tác nước ngoài và NLĐ tham gia chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), trong đó ưu tiên cho NLĐ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân người có công với cách mạng, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất.
Nội dung, mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Về hỗ trợ cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo, dự thảo quy định các đối tượng hỗ trợ gồm: Các trường chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020; 5 trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, khoa sư phạm giáo dục nghề nghiệp trong các trường cao đẳng và Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp; 30 cơ sở giáo dục chuyên biệt để đào tạo cho một số nghề trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế biển và đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội trú, người khuyết tật; trường cao đẳng, trung cấp công lập được lựa chọn nghề trọng điểm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; phòng thí nghiệm công nghệ cao, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm trong một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Công nhân Samco được làm việc trong điều kiện an toàn
Về hỗ trợ mua sắm trang thiết bị đào tạo, dự thảo nêu rõ: Các cơ quan, đơn vị theo phân cấp của trung ương và địa phương quyết định mua sắm phù hợp với danh mục thiết bị từng ngành, nghề và chương trình đào tạo. Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo một số hạng mục công trình nhà xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mức hỗ trợ tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện Dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và không quá 7 tỉ đồng/trường, cơ sở.
- Kỹ sư nhiệt lạnh Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Kỹ sư cấp thoát nước Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên tính khối lượng điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên mua hàng Công Ty TNHH Tín Đức
- Chuyên viên digital content marketing Công Ty TNHH Thương Mại Vạn An
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Bao Bì Anh Dương
- Kỹ sư thiết kế cơ khí, chi tiết máy Công Ty TNHH Chế Tạo Máy Dược Phẩm Tiến Tuấn
- Nhân viên lập trình, vận hành máy phay CNC Công Ty TNHH DongWoo ST Vina
- Nhân viên digital marketing Công Ty CP Giải Pháp Tự Động Hóa Etek
- Kỹ sư tự động hóa Công Ty TNHH Thiết Bị Tự Động Hóa Kim Khí Thăng Long