Đòi tăng ca
19-07-2017Việc tưởng như đùa ấy lại là sự thật. Mới đây, hơn 100 công nhân (CN) Công ty TNHH Eclat Fabrics (100% vốn nước ngoài; đóng tại KCN Mỹ Xuân A2, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã ngừng việc tập thể trong 3 ngày.
Lý do chủ yếu của việc CN ngừng việc là yêu cầu được tăng ca nhiều hơn thời gian quy định của pháp luật lao động. Cụ thể, trước đây, công ty tăng ca 100 giờ/tháng nên thu nhập của CN được 9 triệu đồng/tháng. Hiện nay, thời gian tăng ca của công ty giảm nên thu nhập của CN giảm xuống còn 6 triệu đồng/tháng. Công ty lý giải trước đây công ty tăng ca 100 giờ/tháng là do có nhiều đơn hàng gấp và CN cũng mong muốn được tăng ca.
Theo quy định của pháp luật lao động, số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm. Với việc Công ty TNHH Eclat Fabrics tổ chức tăng ca 100 giờ/tháng là đã vượt quá quy định rất nhiều. Cơ quan quản lý nhà nước cho rằng công ty giảm giờ tăng ca là đúng. Thế nhưng, CN lại đưa ra lý lẽ nếu không tăng ca thì thu nhập sẽ không đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ.
Thu nhập bấp bênh khiến đời sống của ại bộ phận công nhân rất khó khăn ẢNH: NGUYỄN LUÂN
Vì sao CN phải tăng ca nhiều như thế mà vẫn muốn được tăng ca? Theo PGS-TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện CN - Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), qua điều tra, chỉ có 16,1% CN có tích lũy; 51,3% cho biết vừa đủ trang trải cuộc sống và 20,6% cho biết phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ và 12% cho biết thu nhập không đủ sống. Như vậy, có gần 84% CN vẫn phải sống trong điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn. Thực tế này cũng lý giải tại sao phần lớn CN đều muốn tăng ca để tăng thêm thu nhập. Điều tra của Viện CN - Công đoàn cũng cho thấy tỉ lệ CN muốn làm thêm giờ nhiều hơn so với mức hiện là khá cao. Cụ thể, ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài con số này là 46,9%; ngành dệt may - da giày là 40,5%; ngành điện - điện tử là 48,5% và chế biến - chế tạo là 47%.
Như vậy, muốn sống được, CN không còn cách nào khác phải tăng ca. Nhưng tăng ca, kéo dài thời gian làm việc từ ngày này sang ngày khác, sức khỏe CN sẽ hao mòn, chưa kể nguy cơ tai nạn lao động rình rập. CN làm việc trong điều kiện thiếu thốn, bị vắt kiệt sức lao động, con cái của họ sinh ra cũng èo uột, thấp bé. Chưa kể, gia đình, con cái của họ không ai chăm lo ăn uống, đưa đón, kèm cặp việc học hành, dễ bỏ học giữa chừng, lêu lổng. Nhiều CN nữ phải tăng ca thường xuyên tâm sự nếu thu nhập khá một chút họ sẽ không tăng ca mà về sớm đón con, nấu một bữa ăn ngon và chơi với con.
Điều ước tưởng chừng như đơn giản ấy lại quá xa vời với CN!
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ