Hướng dẫn doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Lào
23-05-2017Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa hướng dẫn các doanh nghiệp một số quy định liên quan đến đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại các dự án trúng thầu, nhận thầu, đầu tư tại Lào.
Các quy định của Việt Nam
Chậm nhất là 20 ngày trước ngày đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải gửi Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo bản sao Hợp đồng trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc bản sao Giấy chứng nhận đầu tư và tóm tắt nội dung đầu tư ra nước ngoài, danh sách người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm các nội dung: a- Phương án sử dụng và quản lý người lao động ở nước ngoài, trong đó nêu rõ số lượng người lao động đưa đi, ngành, nghề, thời hạn làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, điều kiện sinh hoạt, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác có liên quan đến người lao động; b- Phương án tài chính đưa người lao động về nước trong trường hợp bất khả kháng.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp tham khảo các quy định tại: Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Các quy định của Lào
Một số quy định có liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Lào gồm: Tỷ lệ lao động nước ngoài làm việc trong các dự án đầu tư tại Lào được giới hạn không quá 15% đối với lao động phổ thông và không quá 25% đối với lao động kỹ thuật trong tổng số lao động của dự án. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài quá số phần trăm (%) quy định trên, doanh nghiệp có thể xin bổ sung hạn ngạch tại Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào.
Khi tới Lào, trong thời hạn 30 ngày, người lao động nước ngoài cần phải đăng ký và xin cấp phép làm việc với cơ quan quản lý lao động ở Trung ương hoặc địa phương.
Theo quy định mới nhất, người lao động nước ngoài được phép lưu trú tại Lào không quá 5 năm. Sau khi hết thời hạn làm việc tại Lào, lao động nước ngoài phải nộp lại thẻ lao động cho cơ quan quản lý lao động (trong thời hạn 15 ngày) hoặc nộp cho công an cửa khẩu khi xuất cảnh khỏi nước CHDCND Lào. Tất cả lao động nước ngoài được phép làm việc ở CHDCND Lào phải nộp thuế thu nhập và lệ phí cho Chính phủ CHDCND Lào theo quy định của pháp luật.
Điều kiện của người sử dụng lao động để được nhận lao động nước ngoài: Là người hoạt động kinh doanh theo pháp luật quy định; có vốn đăng ký trên 50.000.000 kíp; có ít nhất 10 lao động Lào làm việc tại cơ sở kinh doanh; đóng góp đầy đủ các nghĩa vụ và nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cho Vụ phát triển kỹ năng nghề và việc làm trực thuộc Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội Lào.
Điều kiện của lao động nước ngoài: Có tay nghề phù hợp với vị trí yêu cầu; có lý lịch rõ ràng; tuổi đời từ 20 tuổi; không mắc các bệnh truyền nhiễm, có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ