10 sai lầm của người mới tìm việc
13-10-2017Háo hức, nhiệt tình, có hiểu biết về công nghệ và luôn cập nhật các kỹ năng xu hướng mới nhất trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Nhưng bạn lại không thể xin được việc. Khám phá ngay 10 sai lầm hàng đầu mà bất kỳ người mới tìm việc nào cũng mắc phải.
1. Đặt quá nhiều hy vọng vào điểm trung bình
“Một sai lầm của những người lần đầu tiên tìm việc là tin rằng trình độ học vấn cao là yếu tố quan trọng nhất,” Stephanie Kinkaid, điều phối viên chương trình của Trung tâm Lãnh đạo và Nghề nghiệp Wackerle tại Đại học Monmouth, Illinois đã nói. “Sinh viên tốt nghiệp ra trường cần có phẩm chất lãnh đạo và khả năng trình bày rõ ràng về những kinh nghiệm có thể tạo nên một cá nhân toàn diện như thế nào.”
2. Đã tìm hiểu nhưng không đủ
Câu hỏi: "Bạn biết gì về công ty chúng tôi?" được xem là câu các Nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất.
Nhưng câu trả lời cho nó không hề đơn giản như bạn nghĩ. Đừng xem thường và trả lời qua loa. Hãy thể hiện sự quan tâm đồng thời thể hiện sự chuẩn bị kĩ càng của mình bằng cách tìm hiểu thật kĩ về công ty bạn ứng tuyển. Tìm hiểu cả đối thủ cạnh tranh cũng là một cách để có câu trả lời thông minh đấy!
3. Không cập nhật về các xu hướng ngành nghề
Nếu chỉ tập trung tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, công ty ứng tuyển, đối thủ cạnh tranh mà không cập nhật xu hướng ngành nghề thì những câu hỏi liên quan đến vấn đề này sẽ khiến bạn lúng túng đấy.
Một sự chuẩn bị hoàn hảo cùng với tầm nhìn xa, kiến thức ngành sẽ khiến Nhà tuyển dụng muốn "săn" bạn cho bằng được.
4. Chỉ cân nhắc về các công việc toàn thời gian
Ứng viên lần đầu tìm việc thường xem nhẹ lợi ích của công việc ngắn hạn, tạm thời và các dịch vụ giới thiệu việc làm. Công việc tạm thời có thể trở nên giá trị vì nó mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm làm việc ở những nhiệm vụ khác nhau. Nhiều đơn vị có cung cấp các khóa đào tạo để qua đó những người tìm việc có thể tham gia học, vận dụng nó làm đòn bẩy để tìm kiếm công việc có chiến lược hơn. Hãy tạo ra giá trị cho công việc, dù là việc nhỏ nhất.
5. Chỉ tập trung vào các công việc liên quan đến bằng cấp của bạn
Dylan Schweitzer, Giám đốc tuyển dụng của Enterprise Holdings đã nói rằng những người mới bắt đầu tìm kiếm công việc thường nghĩ rằng họ chỉ có thể làm việc trong một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến chuyên môn đã học và chỉ có thể ứng tuyển vào một ngành nghề cụ thể. “Bạn đã tập trung vào học hỏi những chuyên môn mình quan tâm và hứng thú, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải đóng khung mình vào một dạng cơ hội việc làm.”
6. Khi dự phỏng vấn, chỉ nói về bản thân chứ không về công ty
Nhiều ứng viên đã dành hết thời gian trong cuộc phỏng vấn lần đầu của mình để trình bày rằng tại sao họ cần một công việc, họ muốn bao nhiêu phúc lợi từ công ty… thay vì nói về cách họ sẽ giải quyết các vấn đề cho công ty và có thể mang lại được bao nhiêu giá trị để đảm bảo rằng họ sẽ không được hỏi lại những điều này vào buổi phỏng vấn thứ hai hoặc khi có quyết định tuyển dụng.
Ai cũng nhận thức được thực tế là mọi người cần một công việc. Nhà tuyển dụng muốn biết lý do vì sao họ nên tuyển bạn, tại sao bạn là ứng viên xứng đáng để lựa chọn.
7. Mặc trang phục không phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp
“Người tìm việc lần đầu thường không biết cách để xuất hiện với một trang phục phù hợp môi trường công sở,” Linday Witcher, Giám đốc phát triển tại RiseSmart, tổ chức chuyên cung cấp các giải pháp quản lý nghề nghiệp cho các công ty thế hệ mới, chia sẻ. “Cách bạn ăn mặc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của người khác về bạn và dù muốn hay không họ xem đó là chuyện nghiêm túc. Vì lý do đó, hãy đảm bảo bạn luôn ăn mặc chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn hoặc đến gặp những mối quan hệ mới. Nếu bạn không chắc cái nào là phù hợp, hãy hỏi ý kiến của vài người bạn tin tưởng là có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
8. Thiếu nhiệt tình
Sự nhiệt tình luôn quan trọng để xem xét khi tuyển một vị trí. Nếu bạn xuất hiện trong vẻ ngoài buồn chán hoặc nếu bạn không thể làm gì tốt hơn trong khi phỏng vấn hoặc gặp gỡ, thì các nhà quản lý nhân sự không thể xem bạn là một ứng viên tiềm năng. “Hãy thể hiện nhiệt tình không chỉ thông qua cuộc trò chuyện mà còn bằng những hiểu biết của bạn về công ty cũng như sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển.”
9. Chú trọng vào tiền lương
Chaz pitts-Kyser, diễn giả về sự nghiệp và cuộc sống cho các chuyên gia trẻ đồng thời là tác giả sách “Embracing the Real World: The Black Woman’s Guide to Life After College” đã nói rằng những người trẻ thường không nhìn vào bức tranh lớn khi quyết định có nên hay không chấp nhận một vị trí làm việc mà thay vào đó tập trung quá nhiều vào tiền lương. “Nhưng họ sẽ vui được thế nào với một công việc có mức lương cao nhưng không có phúc lợi nào khác, việc đi lại thường xuyên gây đau đầu và khối lượng công việc khiến họ phát điên? Mọi thứ về công ty cũng như những gì họ có thể và không thể cung cấp cho bạn đều nên được cân nhắc kỹ trước khi chấp nhận hoặc từ chối một lời mời làm việc.”
10. Dù biết nhưng vẫn nhận một công việc không hợp
Có những khoảng thời gian khó khăn và không phải lúc nào chúng ta cũng đủ sáng suốt để cố gắng chờ đợi được công việc trong mơ của mình. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy cảm giác không ổn, bạn biết đây là một công việc gần như không khớp với các kỹ năng và cá tính của mình, hãy khôn ngoan để vượt qua. Nếu có điều còn chưa chắc, nên trao đổi với một người cố vấn trước khi có quyết định không thể thay đổi.”
- Kỹ sư điện Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Thông Minh
- Giám sát thi công công trình điện Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Công Nghệ Thông Minh
- Kỹ sư điện Công Ty Cổ Phần Telinme
- Nhân viên chăm sóc khách hàng Công Ty TNHH Phần Mềm Nhân Hòa
- Nhân viên bán hàng qua điện thoại Công Ty TNHH Phần Mềm Nhân Hòa
- Kỹ sư QA/QC Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghiệp Việt
- Kỹ sư xây dựng Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Kết Cấu Thép Đại Tín
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Kết Cấu Thép Đại Tín
- Kỹ sư giám sát Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư cơ khí Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần