Những điều ma mới nên tránh nơi công sở
27-06-2017Là nhân viên mới, bạn hẳn sẽ bận rộn với nhiều thứ, từ làm quen với môi trường mới, phong cách làm việc mới đến các đối tác mới...
Đây cũng là giai đoạn bạn phải hết sức cẩn thận trong cách ứng xử, làm việc... để không bị "mất điểm” trong mắt sếp và đồng nghiệp - những "ma cũ" đang để ý từng cử chỉ của bạn.
Dưới đây là những điều bạn nên tránh ở nơi làm việc mới:
Gọi điện cáo bệnh ngay trong tháng đi làm đầu tiên
Cho dù bạn bệnh thật hay giả vờ, việc này vẫn sẽ khiến sếp mới lo lắng rằng đây có thể là sự khởi đầu cho chuỗi xin vắng vì bệnh, và rằng bạn không đáng tin cậy.
Nếu bạn đang thật sự bị bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, bạn có thể không có sự lựa chọn.
Trong trường hợp này bạn nên cho sếp thấy đây là điều bất khả kháng và không thường xảy ra.
Bạn có thể nói: "Tôi xấu hổ khi điều này xảy ra trong tháng đầu tiên của tôi, tôi sẽ cố gắng để sớm đi làm trở lại” để sếp yên tâm hơn.
Xin nghỉ phép chỉ sau vài tháng đi làm
Trong hầu hết trường hợp, hành động này sẽ khiến sếp có cái nhìn không tốt về bạn, sếp có thể nghĩ: "Anh/cô ấy chỉ mới bắt đầu, anh/cô ấy vẫn đang được đào tạo mà đã muốn có thời gian nghỉ ngơi?".
Chỉ nên xin nghỉ trong trường hợp bất khả kháng như người thân của bạn bị bệnh nặng hoặc nếu bạn đã có thỏa thuận trước về nghỉ phép trước khi chấp nhận công việc.
"Càm ràm" sếp mới
Trên thực tế, gần như nhân viên nào cũng có lần "nói xấu” sếp.
Tuy nhiên, nói xấu/phê bình sếp khi chỉ mới làm việc vài ngày hoặc vài tuần là điều không nên. Bởi trong giai đoạn này bạn chưa hiểu nhiều về sếp và cả nơi làm việc mới.
Việc bạn vội vàng bình phẩm này kia về sếp sẽ tạo cho đồng nghiệp mới ấn tượng xấu về bạn rằng bạn là người khó tính, hay ca cẩm, chưa tìm hiểu ngọn ngành đã vội chê bai…
Kể chuyện sếp cũ hoặc công việc cũ
Trong môi trường công sở, không ít người tỏ sự vui thích khi nghe đồng nghiệp kể chuyện "chiến tranh” giữa họ và sếp cũ. Tuy nhiên nếu bạn là người mới, hãy khoan tham gia vào "trò chơi” này.
Bởi bạn có thể trở thành đề tài cho những đồng nghiệp xấu miệng, còn những người nghiêm túc sẽ nghĩ bạn là người không đáng tin, rằng sẽ có ngày họ cũng bị bạn nói xấu.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy chờ cho đến khi bạn và các đồng nghiệp mới biết nhau đủ lâu và hiểu nhau hơn rồi mới chia sẻ những câu chuyện "kinh dị” ở nơi làm việc cũ.
Ăn trưa quá lâu
Có thể ở nơi làm việc cũ bạn được phép ăn trưa một giờ, nhưng khi sang công ty mới bạn đừng nên giữ thói quen này mà hãy quan sát xem các đồng nghiệp mới ăn trưa ra sao.
Bạn cũng có thể mạnh dạn hỏi đồng nghiệp về quy định/giờ giấc/thói quen ăn trưa ở công ty và làm theo.
Đòi hỏi trong công việc
Công ty cử bạn đi công tác, thế là bạn yêu cầu được ở khách sạn đắt tiền hoặc xe xịn khi đi...
Thật ra, bạn có quyền làm vậy, nhưng với điều kiện bạn đã làm lâu năm và có nhiều đóng góp cho công ty.
Tuy nhiên khi bạn là một nhân viên mới, hành động này sẽ gây tiếng xấu rằng bạn là người hay đòi hỏi và không quan tâm đến lợi ích chung của công ty.
Lướt Facebook ở công ty
Một khi bạn đã chứng minh mình là người làm việc chăm chỉ và năng suất cao, bạn có thể làm việc này tùy thích.
Nhưng khi bạn là người mới, việc lướt Facebook có thể khiến đồng nghiệp và đặc biệt là sếp lo lắng về đạo đức làm việc của bạn.
- Kỹ sư nhiệt lạnh Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Kỹ sư cấp thoát nước Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên tính khối lượng điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên mua hàng Công Ty TNHH Tín Đức
- Chuyên viên digital content marketing Công Ty TNHH Thương Mại Vạn An
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Bao Bì Anh Dương
- Kỹ sư thiết kế cơ khí, chi tiết máy Công Ty TNHH Chế Tạo Máy Dược Phẩm Tiến Tuấn
- Nhân viên lập trình, vận hành máy phay CNC Công Ty TNHH DongWoo ST Vina
- Nhân viên digital marketing Công Ty CP Giải Pháp Tự Động Hóa Etek
- Kỹ sư tự động hóa Công Ty TNHH Thiết Bị Tự Động Hóa Kim Khí Thăng Long