Bí quyết xử lý nhanh trước những câu hỏi khó từ sếp
04-04-2018Đôi khi trong quá trình làm việc, bạn gặp những câu hỏi khó từ sếp và không biết phải ứng xử như thế nào là phù hợp
Đôi khi trong quá trình làm việc, bạn gặp những câu hỏi khó từ sếp và không biết phải ứng xử như thế nào là phù hợp. Để tránh ấp úng, bạn nên chuẩn bị tinh thần trước những tình huống như thế.
Em thấy năng lực của mình như thế nào trong tháng/dự án vừa rồi?
Dù câu hỏi này vẫn khá phổ biến nhưng vẫn được liệt vào câu hỏi khó từ sếp mà các nhân viên rất ngại trả lời. Trước tình huống này, bạn đừng quá lo lắng, vẫn cứ hãy bình tĩnh nói về những việc bạn đã làm tốt và kết quả vượt trội như hoàn thành sớm công việc, làm vượt chỉ tiêu hoặc giải quyết được các vấn đề khó.
Đồng thời, bạn cũng nên nói về những khuyết điểm của bản thân, vì một người chỉ chăm chăm nói về mặt tích cực của mình thì rất không thực tế, do đó nhìn nhận những sai lầm và thiếu xót, từ đó thể hiện tinh thần cầu tiến cố gắng sửa đổi trong thời gian tới. Tiếp đến, hãy hỏi ý kiến và xin lời khuyên từ sếp, việc đó cho thấy thái độ muốn lắng nghe và tiếp thu từ những người lãnh đạo của mình.
Em có thể nhận dự án này (vì không ai nhận) hay không?
Đây quả là câu hỏi khó từ sếp khiến bạn rơi vào tình huống khó xử. Vì một dự án không ai muốn nhận cho thấy độ khó nhằn của công việc rồi, lúc này bạn nên xem lại năng lực thật sự của mình để đưa ra quyết định đúng đắn.
Nếu bạn có khả năng quản lý, và muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với sếp, tất nhiên là bạn nên nhận nhưng cũng cần trình bày rõ việc nhận dự án này sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công việc hiện tại như thế nào. Trong trường hợp bạn thật sự không có năng lực đảm nhiệm, bạn nên từ chối và nói rằng mình không có khả năng vừa làm tốt dự án vừa đảm bảo công việc hiện tại đúng tiến độ. Tuy nhiên cũng cần xem xét kỹ về dự án đó, nếu nó giúp bạn học được nhiều điều cũng như nâng cao kỹ năng thì bạn hãy cố gắng sắp xếp và thể hiện năng lực của mình.
Gần đây em có nghe tin tức gì về đồng nghiệp ABC không?
Nếu bạn thường xuyên trò chuyện với một người đồng nghiệp ở đây, và gặp câu hỏi khó từ sếp như tìm hiểu thông tin về người đó, thì tốt nhất bạn nên trả lời “Em không biết” và khéo léo chuyển đề tài để cho thấy bạn không biết gì cũng như không quan tâm gì về người đồng nghiệp đó. Bởi việc tán ngẫu giữa sếp và nhân viên là hết sức bình thường, nhưng bỗng dưng lại dò hỏi về chuyện phiếm như vậy thì khá là nguy hiểm.
Em đánh giá về tôi như thế nào?
Câu hỏi khó từ sếp mà bạn có thể sẽ nghe trong quá trình làm việc là ý kiến, suy nghĩ của bạn về chính vị sếp đó. Có thể là do lãnh đạo cấp trên yêu cầu, hoặc đơn giản là sếp thực lòng muốn nghe phản hồi từ bạn. Tất nhiên bất kì con người nào cũng có điểm yếu và điểm mạnh, cũng như mặt tốt và chưa tốt, tuy nhiên khi nhận xét về cấp trên của mình, bạn nên khéo léo chọn lọc những điểm tích cực để nhận xét.
Tuy nhiên, nếu sếp vẫn muốn đi trọng tâm vào những điểm yếu của bản thân, lúc này bạn cũng đừng hồ hởi mà liệt kê ra tất cả những điều mà sếp chưa thực hiện tốt, mà chỉ nhẹ nhàng góp ý một khía cạnh nào thật sự quan trọng với thái độ chân thành.
Trên đây là một số câu hỏi khó từ sếp phổ biến cũng như gợi ý cách ứng xử trước những tình huống đó, chúc bạn sẽ luôn có mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên của mình.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương