Cẩm nang tuyển dụng

Bạn nên làm gì khi thất nghiệp?

24-08-2017

Thất nghiệp thực sự là giai đoạn khó khăn đối với mỗi người bởi cảm giác tự ti cộng với tài chính eo hẹp rất dễ đẩy chúng ta vào tình trạng chán nản và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng thất nghiệp có thật sự đáng sợ như vậy không? Làm thế nào để thất nghiệp không phải là nỗi ám ảnh của bạn? Xin mách bạn một số việc cần làm khi thất nghiệp và những việc này sẽ giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn này

 

Tham gia các khóa học hoặc tự học thêm về chuyên ngành

 

Thất nghiệp không phải là vấn đề khủng khiếp như bạn nghĩ. Thay vì cả ngày tụ tập bạn bè, rượu chè say khướt hay giam mình trong phòng buồn chán, bạn hãy tham gia ngay vào các khóa học hoặc tự học thêm về chuyên nghành.

 

Việc tiếp tục học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, năng lực và giữ cho các kỹ năng nghề nghiệp không bị mai một. Tham gia một khoá học trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng là một bằng chứng cho sự nghiêm túc với nghề và được các ông chủ đánh giá cao. Một thuận lợi nữa của việc đến các lớp học đó là bạn sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người khác.

 

Nhận làm hợp đồng hay các công việc mang tính tạm thời

 

Đây là cách vô cùng hiệu quả giúp bạn sớm tìm được công việc mới. Theo một số liệu khảo sát, tới 75% các chuyên gia trên lĩnh vực tuyển dụng khuyên người lao động làm các công việc tạm thời hay các hợp đồng ngắn hạn. Dù đó chỉ là công việc tạm thời, nhưng nếu bạn làm tốt, thể hiện được năng lực của mình và đem lại lợi ích cho công ty thì không một ông chủ nào từ chối dành cho bạn một vị trí lâu dài.

 

Tại sao bạn không thử tự kinh doanh?

 

Việc này không phải ai cũng làm được, bởi để có thể tự kinh doanh không chỉ có đam mê, ý chí mà còn phải có kinh phí. Tuy nhiên, bạn hãy thử nếu thật sự muốn, dù thành công hay thất bại thì những cố gắng của bạn sẽ được các doanh nghiệp ghi nhận. Hơn nữa nếu thuận lợi việc này không chỉ cứu cánh cho bạn mà có thể tạo cơ hội việc làm cho người khác.

 

Kiểm tra lại ngân sách

 

Thất nghiệp đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có thu nhập, vậy hãy tính toán lại sổ tiết kiệm, sổ chi tiêu, thẻ tín dụng… rồi đề ra phương án chi tiêu số tiền còn lại hợp lý bằng cách cắt giảm vài khoản chi không cần thiết để không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính trong thời gian này.

 

Lập kế hoạch tìm công việc mới

 

Nên "học” lại cách xin việc từ đầu. Lần giở lại hồ sơ cũ, những mối quan hệ, xem lại cách viết CV và học theo những phương thức xin việc hiện đại. Trau dồi kỹ năng phỏng vấn. Có thể thời bây giờ, khi là người đã có kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ không hỏi những câu như lần đầu tiên bạn đi xin việc.

 

Giữ liên lạc với công ty cũ

 

Khi thất nghiệp, dù là do bản thân hay do những nguyên nhân khách quan khác nhưng phần lớn những đối tượng này hay cảm thấy tự ti và tự cách ly mình khỏi thế giới xung quanh, tệ hại hơn nữa bạn không muốn giữ liên lạc với công ty cũ vì cảm thấy xấu hổ. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

 

Nếu không may thất nghiệp, bạn hãy vẫn giữ liên lạc với những đồng nghiệp thân thiết ở công ty cũ, hỏi thăm về tình hình công ty, công việc và nói cho họ biết bạn rất nhớ và muốn được gặp họ. Nếu công ty có tổ chức lễ hội, đi du lịch thì hãy thong báo để bạn được tham gia. Biết đâu trong những lần như vậy một vài cơ hội việc làm lại đến thì sao.

 

Đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới

 

Đây là thời gian lý tưởng để bạn đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới hay những ý tưởng đang bị bõ ngõ vì bạn chưa có thời gian thực hiện nó. Những ý tưởng mới đó sẽ là động lực rất lớn để bạn vực lại tinh thần và tìm kiếm một công việc mới. Nếu ý tưởng hay bạn có thể đề xuất với nhà tuyển dụng khi được mời phỏng vấn. Biết đâu đó lại là điều mà nhà tuyển dụng đang cần và hiển nhiên bạn sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá và vị trí trống đó sẽ thuộc về bạn.

 

Tiếp cận nhà tuyển dụng

 

Sau cuộc phỏng vấn bạn đừng chỉ ngồi chờ đợi, hãy tự tạo ra cho mình những cơ hội. Hãy gửi email cho người đã phỏng vấn để cám ơn và thể hiện cho họ thấy sự yêu thích công việc cũng như khát khao được làm công việc mà họ đang tuyển dụng. Việc làm này không hề thừa nếu bạn thật sự muốn thoát khỏi tình trạng thất nghiệp bởi không nhà tuyển dụng nào có thể thờ ở với những ứng viên có tâm huyết và đam mê với công việc.

 

Như vậy, thất nghiệp không thật sự đáng sợ như bạn nghĩ đúng không. Ngược lại đó có thể là cơ hội tốt để bạn có thời gian để thực hiện những dự định đang còn giang dở nhưng bạn chưa có thời gian để làm. Thời gian là vàng, vì vậy dù thất nghiệp cũng đừng để tời gian trôi qua một cách lãng phí nếu bạn muốn sớm tìm được công việc mới nhé.

 

 

Thúy Lộc

WORKBANK.VN - Ngân hàng việc làm trực tuyến hàng đầu Việt Nam, luôn cập nhật thông tin việc làm mới nhất trên toàn quốc, được thành lập năm 2008.

Giới thiệu
Thỏa thuận sử dụng
Quy chế hoạt động
Chính sách bảo mật thông tin
Cơ chế giải quyết tranh chấp

Liên hệ

Phone:
028.6264.9264 / 028.54052.777
Mobile:
0913.49.71.71 - 0974.906.609
Email:
support@workbank.vn
Địa chỉ:
Xem bản đồ
Hợp tác đầu tư:
0983.852.025

Copyright © by WORKBANK.VN. All right reserved. Giấy tiếp nhận: 246/PTTH&TTĐT của Cục PTTH-TTĐT cấp ngày 7/11/2008.

Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Phan Quang - GPKD: 0303685627 - Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM - Cấp ngày: 10/03/2005

Trụ sở: 343/42 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM - Điện thoại: 028.6264.9264 - 028.54052.777