Phẫu thuật nạo vét hạch, bảo tồn giọng nói cho bệnh nhân
05-05-2025 04:00 GMT+7
BVĐK Hồng Ngọc vừa thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân nữ 35 tuổi tái phát hạch ung thư tuyến giáp với số lượng hạch nhiều lại nằm xung quanh dây thần kinh thanh quản.
Phẫu thuật tái phát hạch ung thư tuyến giáp - Ảnh: BVCC
Trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp, mổ tái phát yêu cầu cao về kỹ thuật, thao tác,... Khác với lần đầu, khi bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, khu vực mổ không còn nguyên vẹn, các mô xung quanh xơ dính, khiến việc xác định mốc giải phẫu khó hơn. Điều này không chỉ tăng nguy cơ tổn thương tuyến giáp mà còn ảnh hưởng dây thần kinh thanh quản và tuyến cận giáp.
Bài toán khó
Bệnh nhân M.K. (35 tuổi) đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp do ung thư thể nhú cách đây 2 năm. Tuy nhiên, gần đây chị sờ thấy vùng cổ có khối nhỏ cứng nổi lên, không đau. Lo lắng tái phát hạch ung thư tuyến giáp, chị đến BVĐK Hồng Ngọc thăm khám.
Tại đây, siêu âm ghi nhận nhiều hạch kích thước khác nhau nằm sâu hai bên cổ, trong đó một số hạch nằm lân cận xung quanh dây thần kinh thanh quản, có hạch có dấu hiệu xâm lấn dây thần kinh. Các hạch nghi ngờ di căn được chỉ định chọc hút tế bào (FNA), kết quả xác định dương tính với ung thư.
Thăm khám cho bệnh nhân, ThS.BSNT Nguyễn Xuân Quang - Trưởng khoa Tai Mũi Họng và PT Đầu - Cổ, BVĐK Hồng Ngọc cho biết: “Giải phẫu vùng cổ rất phức tạp, nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng cần bảo tồn, trong khi các hạch di căn có thể nằm sâu phía sau các cấu trúc này nên khó loại bỏ triệt để, dễ bỏ sót. Hơn nữa, bệnh nhân đã từng phẫu thuật nên vùng cổ bị xơ dính, mất mốc giải phẫu tự nhiên, khiến việc bóc tách và xác định hạch di căn càng khó khăn”.
Điều đáng lo ngại là các hạch nằm rất gần dây thần kinh thanh quản quặt ngược và tuyến cận giáp. Hai cấu trúc nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng: dây thần kinh kiểm soát giọng nói, tuyến cận giáp cân bằng nồng độ canxi trong máu. Nếu không được bảo vệ tốt, bệnh nhân có thể bị khàn tiếng, mất giọng hoặc rối loạn chuyển hóa sau mổ.
Áp dụng siêu âm tức thì trong mổ định vị chính xác vị trí hạch - Ảnh: BVCC
Theo BS Quang để vừa đảm bảo loại bỏ sạch hạch vừa bảo tồn giọng nói, BS phải có kế hoạch điều trị chi tiết và thao tác chính xác tuyệt đối trong suốt quá trình mổ.
Lập kế hoạch chi tiết trước mổ
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được siêu âm, chụp CT, MRI để xác định vị trí, số lượng và mức độ xâm lấn của hạch. Đây là cơ sở để ê kíp tiến hành lập bản đồ hóa các vùng nghi ngờ có hạch di căn nhằm xác định rõ phạm vi can thiệp, hạn chế xâm lấn tối đa.
Ngay trong mổ, bác sĩ thực hiện siêu âm tại chỗ để đối chiếu với vị trí thực tế của bản đồ hạch đã lập trước mổ, đảm bảo nạo hết hạch nghi ngờ, không làm tổn thương các vùng khác.
Nạo vét sạch hạch di căn theo bản đồ hạch lập trước mổ - Ảnh: BVCC
Đặc biệt, trong ca mổ này, BV Hồng Ngọc đã sử dụng máy dò thần kinh (NIM - Intraoperative Neuromonitoring) không chỉ giúp BS định vị chính xác vị trí dây thần kinh trong lúc bóc tách, phát tín hiệu cảnh báo nếu có nguy cơ chạm vào vùng nguy hiểm mà còn giúp BS kiểm tra độ toàn vẹn về chức năng của dây thần kinh sau khi bóc tách gỡ dính hạch, đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân sau mổ.
Máy dò thần kinh định vị dây thần kinh thanh quản - Ảnh: BVCC
Với sự hỗ trợ này, quá trình phẫu thuật đã diễn ra suôn sẻ, BS vừa có thể vét sạch hạch, vừa bảo toàn chức năng giọng nói cho bệnh nhân.
Sau mổ, chị K tỉnh táo, không đau, nói chuyện bình thường:“Tôi đã rất lo lắng vì nhiều người nói mổ lần hai sẽ mất tiếng và rất đau. Nhưng sau mổ, tôi thấy giọng vẫn bình thường lại không hề đau. Tôi thực sự mừng và biết ơn vô cùng. Rất may mắn tôi đã chọn phẫu thuật đúng nơi và đúng lúc”, chị M.K. bày tỏ.
“Chỉ một tổn thương nhỏ ở dây thần kinh thanh quản sẽ ảnh hưởng đến giọng nói bệnh nhân. Ngoài thiết bị hiện đại hỗ trợ thì PTV cần có kinh nghiệm, phán đoán chính xác và thao tác kỹ thuật tỉ mỉ, kỹ lưỡng mới là yếu tố then chốt lấy hết bệnh tích mà không ảnh hưởng đến chức năng”, BS Quang cho biết.
ThS.BSNT Nguyễn Xuân Quang thăm khám cho chị K - Ảnh: BVCC
Cũng theo BS Quang, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt, tỷ lệ tử vong thấp so với ung thư khác. Tuy nhiên, tái phát hạch sau mổ vẫn có thể xảy ra ở khoảng 5 - 20% bệnh nhân, chủ yếu trong 5 năm đầu, tập trung ở vùng cổ hoặc hạch lân cận.
Nguyên nhân thường do sót tế bào ung thư nhỏ, di căn tiềm ẩn chưa phát hiện, không điều trị bổ sung đầy đủ (như i-ốt phóng xạ) hoặc đặc tính sinh học của khối u. Để phát hiện sớm, người bệnh cần siêu âm cổ định kỳ 6 tháng/lần trong 2 năm đầu, sau đó duy trì 1 năm/lần, đồng thời xét nghiệm thyroglobulin (Tg) để kịp thời nhận diện bất thường.
Đặt lịch khám chuyên sâu Tai Mũi Họng và PT Đầu - cổ BVĐK Hồng Ngọc
Hotline: 0912.002.131
● 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
● Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
(Nguồn: DN)
- Nhân viên kế toán Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hà Tâm
- Nhân viên vẽ autocad Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hà Tâm
- Nhân viên QC Công Ty Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Huỳnh Đức
- Chuyên viên tuyển dụng Công Ty Cổ Phần ULTD Thịnh Phát
- Nhân viên bảo trì cơ điện Công Ty TNHH Sản Xuất Phát Triển Cơ Khí Duy Phát
- Nhân viên kế toán Công Ty CP Công Nghiệp Và Thương Mại Cường Thịnh
- Nhân viên sales admin Công Ty CP Công Nghiệp Và Thương Mại Cường Thịnh
- Kế toán tổng hợp Công Ty CP Sản Xuất Vật Liệu Cách Âm Cách Nhiệt Cát Tường
- Chỉ huy trưởng/ Giám sát công trình Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Nông Lâm
- Nhân viên vận hành Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Nông Lâm