Bước chuyển mình ngoạn mục của Cát Vạn Lợi

21-01-2025 11:40 GMT+7

Từ một doanh nghiệp thương mại, Cát Vạn Lợi đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành nhà sản xuất cơ khí phụ trợ hàng đầu Việt Nam.

Bước chuyển mình ngoạn mục của Cát Vạn Lợi
Cát Vạn Lợi là một trong 35 doanh nghiệp được chọn tham gia dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ - Ảnh: DNCC

 

Bước ngoặt từ khóa học Keieijuku

 

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp nội địa phải đối mặt với nhiều khó khăn và cạnh tranh khốc liệt. Nhận thức rõ điều này, Cát Vạn Lợi đã kiên định chọn con đường riêng, tập trung vào đổi mới và khẳng định vị thế bằng chất lượng và uy tín.

 

Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi ban lãnh đạo công ty tham gia khóa học Keieijuku do JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) tổ chức. Khóa học này đã mang đến những kiến thức quản lý sản xuất tiên tiến và tinh thần kinh doanh bền vững, đặt nền móng cho sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy lãnh đạo. Trọng tâm được đặt vào phát triển bền vững, lấy con người làm gốc và trách nhiệm xã hội làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.

 

Từ những bài học tại Keieijuku, công ty đã mạnh dạn rời bỏ con đường thương mại, chuyển hướng sang sản xuất công nghiệp cơ khí phụ trợ, với khát vọng thay thế hàng nhập khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu Việt.

 

Không ngừng học hỏi, nâng tầm vị thế

 

Không dừng lại ở Keieijuku, Cát Vạn Lợi tiếp tục đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình AOTS thuộc Bộ Kinh tế - thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI), dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPSC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) dành cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, chương trình đào tạo chuyên gia nâng cao năng suất - chất lượng và chuyển đổi số (Bộ Công Thương & Samsung), chương trình đào tạo chuyên gia chẩn đoán doanh nghiệp Shindanshi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư & JICA) và chương trình đào tạo hợp tác kinh doanh quốc tế với Đức (GIZ).

 

Những khóa học này đã trang bị cho doanh nghiệp các kiến thức, nền tảng quản lý kết hợp với vận hành hiện đại, chuyên nghiệp, chiến lược nâng cao năng suất và chuyển đổi số.

 

Những bài học và sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế đã giúp ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên vượt qua mọi giới hạn, đưa công ty từng bước chinh phục thị trường quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của sản phẩm Việt Nam.

 

Chinh phục thị trường

 

Từ định hướng trên, Cát Vạn Lợi đã tập trung vào nghiên cứu và sản xuất thiết bị điện công nghiệp đạt chuẩn quốc tế. Nhờ đó, công ty có thể cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

 

Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ hiện đại và việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại nhà máy, công ty không ngừng nâng cao năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, công ty cũng đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu cho cả đội ngũ quản lý và nhân viên. Những nỗ lực này đã giúp sản phẩm của công ty đạt được những tiêu chuẩn quốc tế như ANSI, UL, IEC, JIS, DIN và BS.
Nhờ vào các yếu tố này, công ty đã chinh phục thành công hàng loạt công trình lớn tại Việt Nam.

 

Bước chuyển mình ngoạn mục của Cát Vạn Lợi
Ống thép luồn dây điện và Ống ruột gà lõi thép đạt chứng nhận hợp quy QCVN 16:2023/BXD - Ảnh: DNCC

 

Không chỉ vậy, các sản phẩm như ống thép luồn dây điện (GI steel conduit), ống ruột gà lõi thép và phụ kiện mang thương hiệu Cát Vạn Lợi đã ghi dấu ấn tại các thị trường như Nhật Bản, ASEAN, Bangladesh...

 

Công ty CP Sản xuất Thiết bị Điện Công nghiệp Cát Vạn Lợi

 

Nhà máy: Lô F1.2 đường số 8, khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP.HCM, Hòa Phú, Củ Chi, TP.HCM

 

Văn phòng: Số 47, đường số 12, khu dân cư Cityland Park Hills, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM

 

Điện thoại: (028) 2253 3939

 

Chăm sóc khách hàng: 1900 5555 49

 

Website: www.catvanloi.com

 

Email: baogia@catvanloi.com

 

Tag: Cát Vạn Lợi, Made by Vietnam, GI steel conduit, ống ruột gà lõi thép, ống thép luồn dây điện

(Nguồn: DN)