Chỉ 23% lao động Việt Nam có bằng cấp, chứng chỉ
24-11-2017Theo báo cáo, trong 5 năm qua tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gần như ổn định và chỉ tăng nhẹ từ 1,96% lên 2,26% vào quý II/2017. Tỉ lệ thiếu việc làm cũng ở mức thấp và có xu hướng giảm từ 2,74% năm 2012 xuống còn 1,62% vào quý 2/2017
Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa công bố báo cáo "Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017". Theo báo cáo, trong 5 năm qua tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam gần như ổn định và chỉ tăng nhẹ từ 1,96% lên 2,26% vào quý II/2017. Tỉ lệ thiếu việc làm cũng ở mức thấp và có xu hướng giảm từ 2,74% năm 2012 xuống còn 1,62% vào quý 2/2017. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp, với chỉ trên 23% có bằng cấp, chứng chỉ.
Chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp, với chỉ trên 23% có bằng cấp, chứng chỉ
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, trong số lao động có bằng cấp, chứng chỉ thì có hơn 50% thuộc nhóm trình độ cao đẳng và đại học trở lên, trong khi số có chứng chỉ nghề trình độ trung cấp chỉ chiếm 5,42% và chứng chỉ nghề ngắn hạn chiếm 5,6% trong tổng lực lượng lao động.
Theo đánh giá của Viện Khoa học lao động và xã hội, thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn còn lạc hậu. Trong đó, phải kể đến số lao động làm việc trong khu vực phi chính thức khá lớn với trên 18 triệu người. Thậm chí, ngay cả trong khu vực chính thức cũng có gần 7 triệu người làm việc, do đó mục tiêu hướng tới việc làm bền vững tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản.
Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, năng suất lao động chính là thách thức lớn nhất trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Cùng với đó, xu hướng già hóa dân số đã và đang tác động đến cơ cấu việc làm theo nhóm tuổi ở Việt Nam. Số lao động là người cao tuổi làm việc trong nền kinh tế hiện nay ngang bằng với số lao động từ 15 - 24 tuổi.
Theo các chuyên gia, năng suất lao động chính là thách thức lớn nhất trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Từ những thực tế này, để tăng khả năng tiếp cận thị trường lao động và cơ hội việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên là lao động di cư, Viện Khoa học lao động và xã hội khuyến nghị cần phân luồng sớm ngay từ trung học cơ sở nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức của xã hội về quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh quá trình chính thức hóa việc làm thông qua các cơ chế hỗ trợ tín dụng, thuế, đào tạo nghề cho người lao động đối với các cơ sở sản xuất nhỏ đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Nhân viên phục vụ nhà hàng parttime/ fulltime Công Ty TNHH Vipamed Việt Nam
- Nhân viên kế toán tổng hợp Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Trợ lý kỹ sư điện tử Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Cơ Khí Hồng Ký
- Nhân viên kinh doanh mảng máy công nghiệp Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Cơ Khí Hồng Ký
- Nhân viên kỹ thuật Công Ty TNHH Kỹ Thuật Space
- Trưởng kho vật tư Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
- Nhân viên kế toán thời vụ Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
- Nhân viên kinh doanh khối văn phòng cho thuê Công Ty Cổ Phần Đức Mạnh
- Trưởng bộ phận kinh doanh Công Ty Cổ Phần Đức Mạnh
- Kỹ sư QS Công Ty Cổ Phần Đức Mạnh