Cẩm nang tuyển dụng

3 dấu hiệu của sự nhạy cảm thái quá trong công việc

13-11-2017

Có 2 dạng nhạy cảm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: nhạy cảm với các thất bại và nhạy cảm với các lời chỉ trích. Vậy, làm thế nào để biết bạn có phải là người quá nhạy cảm hay không? Dưới đây là 3 dấu hiệu nhận biết

Bạn có thường tức giận, dễ nổi nóng khi có ai đó chỉ trích hoặc dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực mỗi khi gặp thất bại? (ảnh minh họa)

 

Có 2 dạng nhạy cảm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: nhạy cảm với các thất bại và nhạy cảm với các lời chỉ trích. Loại thứ nhất sẽ khiến bạn sợ rủi ro, dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực khi đối mặt với thách thức và trở ngại. Loại thứ 2 sẽ dẫn đến sự phòng thủ, tức giận hay gây xung đột. Vậy, làm thế nào để biết bạn có phải là người quá nhạy cảm hay không? Dưới đây là 3 dấu hiệu nhận biết.

 

Bạn không xem xét ngữ cảnh của vấn đề

 

Theo như Halley Bock, CEO và chủ tịch công ty Fierce, Inc, người quá nhạy cảm có xu hướng hiểu sai ý kiến, hay cố tình suy diễn những thông điệp theo hướng tiêu cực. Bock nêu ví dụ, "Nếu một đồng nghiệp chỉ đơn giản hỏi mượn cái dập ghim, người quá nhạy cảm có thể phân tích quá lên giọng điệu hay nét mặt của người mượn mà đưa đến kết luận là người đó đang giân dữ trong khi thực tế không có vấn đề gì cả.”

 

Trong trường hợp lời nói của đồng nghiệp rõ ràng là hơi quá đáng, hãy bình tĩnh giải thích lại vấn đề theo cách hiểu của bạn. Bạn không nên khẳng định đồng nghiệp đó tức giận với bạn. Có thể anh/ cô ấy có một ngày không được tốt đẹp lắm.

 

Bạn luôn phản ứng thái quá

 

Sự khác biệt giữa phản ứng và phản hồi là khi bạn phản ứng nhanh , bạn không đủ thời gian để suy nghĩ thấu đáo và nghĩ cách phản hồi phù hợp. Những người phản ứng thái quá với các sai lầm tập trung sự chú ý của họ vào việc đỗ lỗi cho người khác hơn là việc học hỏi từ những sai lầm đó.

 

Khi nói đến việc phê bình tiêu cực, những người nhạy cảm thường có xu hướng coi những lời phản hồi đó là độc hại. Hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn, rằng những lời góp ý mang tính xây dựng là một món quà giúp bạn cải thiện bản thân và làm việc tốt hơn. Nó có thể khó nghe nhưng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Hãy nhớ rằng nếu bạn không thể đối mặt với sự thất bại, bạn ra không thể đổi mới. Nếu bạn không thể lắng nghe những lời phê bình, bạn sẽ không thể cải thiện năng lực bản thân để làm việc tốt hơn.

 

Bạn thường cảm thấy buồn chán trong công việc

 

Có lẽ, vì quá nhạy cảm nên bạn thường cảm thấy buồn chán trong công việc. Hoặc ngược lại, cũng có thể vì quá buồn chán nên bạn luôn phản ứng thái quá với mọi chuyện. Có vài phương pháp nếu bạn thấy mình thường xuyên cảm thấy buồn chán: Chia sẻ nỗi buồn với bạn bè và người thân, tìm kiếm sự trợ giúp, xây dựng mối quan hệ với một vài nhà tư vấn có thể giúp bạn loại bỏ nỗi buồn chán.

 

Một điểm cần lưu ý là hãy tập trung vào những điều tích cực. Nếu một đồng nghiệp nói bạn nên làm một điều gì đó khác đi, không nên coi đấy là một góp ý tiêu cực. Có thể anh/ cô ấy muốn bạn thành công và đưa cho bạn một vài lời khuyên để làm việc tốt trong công ty.

Dân Trí

WORKBANK.VN - Ngân hàng việc làm trực tuyến hàng đầu Việt Nam, luôn cập nhật thông tin việc làm mới nhất trên toàn quốc, được thành lập năm 2008.

Giới thiệu
Thỏa thuận sử dụng
Quy chế hoạt động
Chính sách bảo mật thông tin
Cơ chế giải quyết tranh chấp

Liên hệ

Phone:
028.6264.9264 / 028.54052.777
Mobile:
0913.49.71.71 - 0974.906.609
Email:
support@workbank.vn
Địa chỉ:
Xem bản đồ
Hợp tác đầu tư:
0983.852.025

Copyright © by WORKBANK.VN. All right reserved. Giấy tiếp nhận: 246/PTTH&TTĐT của Cục PTTH-TTĐT cấp ngày 7/11/2008.

Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Phan Quang - GPKD: 0303685627 - Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM - Cấp ngày: 10/03/2005

Trụ sở: 343/42 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM - Điện thoại: 028.6264.9264 - 028.54052.777