Công nhân điện công nghiệp
Xí Nghiệp Đầu Máy Sài Gòn
Thông tin tuyển dụng
Mô tả về công việc
- Số lượng: 03 người.
- Nơi làm việc: 540/21 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 11, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh.
- Mô tả công việc: Chi tiết công việc sẽ được trao đổi trong buổi phỏng vấn.
Yêu cầu công việc
- Kinh nghiệm làm việc: Không yêu cầu kinh nghiệm.
- Yêu cầu chung: Nam, không dị tật, tính tình vui vẻ, nhiệt tình, nhanh nhẹn, hòa đồng, trung thực, trách nhiệm trong công việc, chịu được áp lực cao.
- Bằng cấp tối thiểu: Tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng, trung cấp nghề các ngành điện công nghiệp.
Thông tin khác
Giới thiệu về công ty
Xí Nghiệp Đầu Máy Sài Gòn
540/21 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, Hồ Chí Minh
Người liên hệ: Ms. Phương
- Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn nằm trên địa bàn Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, với khuôn viên có diện tích hơn 72.000m2; dài 800m, rộng 120m, phía Đông nối với ga Sài Gòn, phía Tây - Nam giáp Xí nghiệp toa xe Sài Gòn, khu dân cư Phường 11, Quận 3, phía Tây - Bắc giáp khu dân cư P.5 Quận Tân Bình, phía Bắc nằm ven kênh Nhiêu lộc giáp ranh Quận Phú Nhuận, phía Đông - Bắc giáp khu dân cư P11 - Quận 3.
- Các phân xưởng vận dụng, trạm đầu máy của xí nghiệp quản lý trải dọc theo tuyến đường sắt từ Sài Gòn đến Diêu Trì dài 630 km cụ thể:
+ Phân xưởng vận dụng đầu máy Nha Trang - Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Phường Phước Tân, TP. Nha Trang, diện tích 11.814m2.
+ Trạm đầu máy Mương Mán: Thuộc xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, diện tích 5148m2.
* Xí nghiệp có nhiệm vụ:
- Cung cấp sức kéo phục vụ vận tải Đường sắt từ Sài Gòn đến Nha Trang - Diêu Trì và ngược lại với chiều dài 630 km. Số đầu máy chi phối 62, 13 đầu máy GE, 14 đầu máy Ấn Độ và 35 đầu máy Đổi Mới.
- Bảo dưỡng, sửa chữa các cấp các đầu máy GE, AĐ và Đổi Mới phục vụ vận tải đường sắt.
- Sơ đồ mặt bằng hiện trạng của xí nghiệp hiện nay: XNĐMSG.
* Lịch sử hình thành và phát triển:
- Nằm ở cuối tuyến đường sắt phía Nam trong mạng lưới giao thông của Đường sắt Việt Nam, đề-pô xe lửa Chí Hòa, tiền thân của Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn hiện nay, được người Pháp khởi công xây dựng cuối thế kỷ 19 và hoàn thành đầu thế kỷ 20 với 3 nhà vòm xưởng độc lập và khu vực cầu quay đầu máy. Thời kỳ này, đầu máy hơi nước đốt củi là chủ yếu, sau đó người Pháp đưa vào sử dụng 6 đầu máy Alsthom. sau 1954, Mỹ đưa thêm 10 đầu máy Plymouth, các đầu máy này sử dụng để kéo các đoàn tầu khách - hàng trên các tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho; Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Lộc Ninh.
- Đến năm 1963, Mỹ đưa tiếp 45 đầu máy GE phục vụ chiến tranh mở rộng ra chiến trường miền Trung. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, công nhân đường sắt đề pô Chí Hoà cùng với các đề pô Dĩ An, Tháp Chàm, Nha Trang... đình công, biểu tình, chặn đánh các đoàn tàu, làm hư hỏng nhiều đầu máy toa xe quân sự, tham gia kháng chiến chống Mỹ ngụy.
- Sau ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Công ty hỏa xa Chí Hoà (gồm cả đầu máy toa xe) được Đường Sắt Việt Nam tiếp quản và quản lý. Gần 40 năm xây dựng, khai thác, đổi mới và phát triển, Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn đã không ngừng trưởng thành, đáp ứng nhu cầu vận tải của cơ chế thị trường mở cửa, hội nhập theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
* Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp có thể chia 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 1975 đến 1989, Xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đơn vị khôi phục ngành đường sắt thống nhất.
+ Ngày 20/9/1975, tổng cục trưởng tổng cục giao thông vận tải miền Nam Việt Nam ra quyết định số 53/tc thành lập Đoạn đầu máy - Toa xe chí hoà trực thuộc ban chỉ huy đường sắt miền Nam Việt Nam.
+ Ngày 14/4/1976, tổng cục trưởng tổng cục GTVT miền Nam ra quyết định số 317/VP tách Đoạn đầu máy Chí Hoà từ Đoạn đầu máy - Toa xe Chí Hòa trực thuộc Ban chỉ huy đường sắt miền Nam Việt Nam do ông Huỳnh Văn Tốt làm Đoạn trưởng. từ năm 1981 đến 1983, ông Lê Văn Châu làm quyền đoạn trưởng.