Ứng phó khi bị sếp giao việc khó
07-03-2011 10:48 GMT+7
Bạn đang đứng trước tình trạng công việc quá tải khi những dự án cứ liên tục dồn về trong khi sếp lại muốn giao cho bạn những dự án "khó nhằn". Điều đó một phần thể hiện sự đánh giá cao của sếp giành cho bạn nhưng cũng là những thách thức.
Nhiều người coi đó như là một đặc ân sếp giành cho mình và họ cố gắng hết sức để hoàn thành mọi việc được giao. Sự nỗ lực vươn lên là tốt nhưng bạn nên biết, cái gì cũng nên có điểm dừng. Nếu bạn cứ ôm hết việc vào người mà không hoàn thành kịp thì sẽ lỡ việc của công ty. Nhưng nếu bạn cố hết sức, làm ngày làm đêm thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy đầu óc như muốn vỡ tung, sự mệt mỏi bao trùm và bạn không còn hơi sức để thực hiện những dự án tiếp theo.
Vì vậy, khi sếp giao thêm công việc, điều đầu tiên bạn cần làm là xem xét mức độ công việc và nếu cần, đừng ngại nói lời từ chối.
Sau đây là những gợi ý giúp bạn tránh được trình trạng ngập đầu với công việc:
- Từ chối nếu cảm thấy mình không thể đảm đương nổi
Một khi bạn đã hoàn thành khá tốt nhiều dự án trong quá khứ, việc giao cho bạn những công việc mới là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đừng vì những lời khen ngợi, tâng bốc kiểu như "chỉ bạn mới làm nổi việc này", "chúng tôi chỉ tin tưởng khi giao dự án này vào tay bạn"... mà cứ nhắm mắt gật đầu. Điều quan trọng là bạn phải tính toán xem mình có đảm nhận nổi công việc đó không, khi dự án triển khai liệu có vượt quá tầm kiểm soát của bạn không. Nếu cảm thấy thực sự quá nhiều việc, bạn nên nói lời từ chối, đừng vì cả nên hay bất cứ lý do gì mà chấp nhận một khi biết rõ khả năng thực thi là không thể.
Tuy nhiên, khi từ chối bạn cũng nên có mẹo. Đừng bao giờ trả lời thẳng thừng trong một từ "không" khi mới nghe ý định của sếp. Bởi lời từ chối như thế dễ gây nên tranh cãi, phàn nàn hoặc khiến sếp không hài lòng trong khi "lời nói chẳng mất tiền mua". Vì vậy, hãy biết "lựa lời mà nói" để sếp cảm thấy hợp lý và bạn cũng không bị quá tải với công việc.
"Tôi thực sự mong muốn đảm nhận công việc này, nhưng thực tế bây giờ thì chưa thể kham nổi. Hy vọng thời gian tới, tôi có đủ thời gian, thực lực để đảm đương những dự án tương tự thế này". Đây là cách nói bạn có thể lựa chọn.
- Có thời gian để chuẩn bị kế hoạch cụ thể
Đây là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến nếu quyết định nhận dự án. Lúc này, bạn phải nhìn được quy mô và những việc phải triển khai xuyên suốt cho đến khi dự án hoàn thành. Nghĩa là, bạn phải lên được kế hoạch tương đối cụ thể, từ hạng mục công việc, thời hạn hoàn thành, nhân lực, kỹ thuật, tư vấn, dự trù kinh phí, thời hạn hoàn thành... Cố gắng dự đoán những vướng mắc có thể gặp phải và các giải pháp tiềm năng. Bởi nếu không lường trước mọi việc, bạn dễ mắc phải sai lầm và kinh phí sẽ đội lên một cách chóng mặt hoặc công việc đổ bể vì không kịp thời hạn.
- Thương lượng về nhân lực và tài chính
Để dự án thực hiện trôi chảy trong khung thời gian hợp lý, hãy chắc chắn về kế hoạch và hình dung một bức tranh toàn cảnh về công việc. Lúc này, bạn nên lên dự trù kinh phí và nguồn nhân lực cần thiết để trình sếp. Nhưng nên nhớ, bản dự trù bao giờ cũng có cả phương án dự phòng, giải pháp tháo gỡ khó khăn nếu trường hợp xấu xảy ra. Tất nhiên, đa phần các công ty đều thắt chặt tài chính và rất khó để họ đồng ý cả kế hoạch dự phòng của bạn. Tuy nhiên, lúc này, bạn cần có sự thương lượng kịp thời, hãy lập những bản powerpoint để phân tích cho ban giám đốc hiểu rõ kế hoạch bạn đưa ra là hợp lý. Có như thế, những khoản đề xuất của bạn mới dễ được thông qua và trong tương lai, bạn không phải đau đầu vì lắm việc phát sinh nữa.
Tất nhiên, không phải cứ làm theo những điểm này là bạn có thể thành công, nhưng ít ra, nó cũng giúp bạn có cái nhìn bao quát và hạn chế rủi ro một cách tối đa, để có thể yên tâm bắt tay vào thực hiện.
Theo ZingNews
Sự nỗ lực vươn lên là tốt nhưng bạn nên biết, cái gì cũng nên có điểm dừng
- (Ảnh minh họa)
- (Ảnh minh họa)
Vì vậy, khi sếp giao thêm công việc, điều đầu tiên bạn cần làm là xem xét mức độ công việc và nếu cần, đừng ngại nói lời từ chối.
Sau đây là những gợi ý giúp bạn tránh được trình trạng ngập đầu với công việc:
- Từ chối nếu cảm thấy mình không thể đảm đương nổi
Một khi bạn đã hoàn thành khá tốt nhiều dự án trong quá khứ, việc giao cho bạn những công việc mới là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đừng vì những lời khen ngợi, tâng bốc kiểu như "chỉ bạn mới làm nổi việc này", "chúng tôi chỉ tin tưởng khi giao dự án này vào tay bạn"... mà cứ nhắm mắt gật đầu. Điều quan trọng là bạn phải tính toán xem mình có đảm nhận nổi công việc đó không, khi dự án triển khai liệu có vượt quá tầm kiểm soát của bạn không. Nếu cảm thấy thực sự quá nhiều việc, bạn nên nói lời từ chối, đừng vì cả nên hay bất cứ lý do gì mà chấp nhận một khi biết rõ khả năng thực thi là không thể.
Ngay cả khi sếp ưu ái mình, bạn cũng đừng nên cố quá.
Hãy xem bạn có đủ thời gian, tâm sức để triển khai dự án đó không đã
(Ảnh minh họa)
Hãy xem bạn có đủ thời gian, tâm sức để triển khai dự án đó không đã
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, khi từ chối bạn cũng nên có mẹo. Đừng bao giờ trả lời thẳng thừng trong một từ "không" khi mới nghe ý định của sếp. Bởi lời từ chối như thế dễ gây nên tranh cãi, phàn nàn hoặc khiến sếp không hài lòng trong khi "lời nói chẳng mất tiền mua". Vì vậy, hãy biết "lựa lời mà nói" để sếp cảm thấy hợp lý và bạn cũng không bị quá tải với công việc.
"Tôi thực sự mong muốn đảm nhận công việc này, nhưng thực tế bây giờ thì chưa thể kham nổi. Hy vọng thời gian tới, tôi có đủ thời gian, thực lực để đảm đương những dự án tương tự thế này". Đây là cách nói bạn có thể lựa chọn.
- Có thời gian để chuẩn bị kế hoạch cụ thể
Đây là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến nếu quyết định nhận dự án. Lúc này, bạn phải nhìn được quy mô và những việc phải triển khai xuyên suốt cho đến khi dự án hoàn thành. Nghĩa là, bạn phải lên được kế hoạch tương đối cụ thể, từ hạng mục công việc, thời hạn hoàn thành, nhân lực, kỹ thuật, tư vấn, dự trù kinh phí, thời hạn hoàn thành... Cố gắng dự đoán những vướng mắc có thể gặp phải và các giải pháp tiềm năng. Bởi nếu không lường trước mọi việc, bạn dễ mắc phải sai lầm và kinh phí sẽ đội lên một cách chóng mặt hoặc công việc đổ bể vì không kịp thời hạn.
Đừng để bị rơi vào trình trạng căng thẳng vì quá nhiều việc
- (Ảnh minh họa)
- (Ảnh minh họa)
- Thương lượng về nhân lực và tài chính
Để dự án thực hiện trôi chảy trong khung thời gian hợp lý, hãy chắc chắn về kế hoạch và hình dung một bức tranh toàn cảnh về công việc. Lúc này, bạn nên lên dự trù kinh phí và nguồn nhân lực cần thiết để trình sếp. Nhưng nên nhớ, bản dự trù bao giờ cũng có cả phương án dự phòng, giải pháp tháo gỡ khó khăn nếu trường hợp xấu xảy ra. Tất nhiên, đa phần các công ty đều thắt chặt tài chính và rất khó để họ đồng ý cả kế hoạch dự phòng của bạn. Tuy nhiên, lúc này, bạn cần có sự thương lượng kịp thời, hãy lập những bản powerpoint để phân tích cho ban giám đốc hiểu rõ kế hoạch bạn đưa ra là hợp lý. Có như thế, những khoản đề xuất của bạn mới dễ được thông qua và trong tương lai, bạn không phải đau đầu vì lắm việc phát sinh nữa.
Tất nhiên, không phải cứ làm theo những điểm này là bạn có thể thành công, nhưng ít ra, nó cũng giúp bạn có cái nhìn bao quát và hạn chế rủi ro một cách tối đa, để có thể yên tâm bắt tay vào thực hiện.
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ