Sản xuất xi măng và nỗi lo cung-cầu
03-03-2017 04:22 GMT+7
Năm 2017 được dự báo là năm các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu, do dư thừa nguồn cung và sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ.
Cung đã vượt cầu và nỗi lo về tiêu thụ sản phẩm
Theo dự báo, sản lượng xi măng Việt Nam đến năm 2020 có thể lên tới 120-130 triệu tấn/năm, trong khi sức tiêu thụ nội địa, nếu căn cứ theo dự báo tại Quy hoạch phát triển xi măng, ước chỉ khoảng 93 triệu tấn.
Tính đến hết năm 2016, tổng công suất thiết kế của ngành xi măng đạt gần 88 triệu tấn/năm. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng khi nhiều dự án đang được đầu tư và dự kiến hoàn thành trong năm 2018, nâng tổng công suất thiết kế toàn ngành lên 108 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng của cả nước năm 2016 mặc dù đã đạt 75,2 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2015, nhưng con số này nếu so với nguồn cung dồi dào vẫn còn rất chênh lệch.
Hiện tượng cung vượt cầu đã đặt các doanh nghiệp sản xuất xi măng trước sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá thành trong việc tiêu thụ sản phẩm, không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà còn ở cả thị trường tiêu thụ nội địa.
Chỉ tính các nhà máy xi măng hiện có và đang được đầu tư đã có thể đủ cung cấp xi măng cho thị trường tới năm 2020. Từ năm nay trở đi, ngành xi măng sẽ bắt đầu dư thừa do công suất tăng mạnh trong thời gian gần đây. Đây là yếu tố cần được các doanh nghiệp sản xuất xi măng tính tới trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu
Theo Quyết định 1469/QÐ-TTg, đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam cần xuất khẩu lượng xi măng và clinker tương đương 20-35% tổng công suất. Định hướng này là phù hợp với thực tế trong bối cảnh dự báo nguồn cung xi măng đã và tiếp tục vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Trong năm 2016, sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam chỉ đạt 14,73 triệu tấn, tương đương 561 triệu USD. Sản lượng này đã giảm khoảng 6% so với năm 2015 và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là xuất khẩu từ 16-17 triệu tấn sản phẩm xi măng trong năm 2016.
So sánh ngay với các nước trong khu vực và Trung Quốc, xi măng Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về giá. Từ giữa năm 2016, giá xi măng xuất khẩu đã giảm khoảng 10 USD/tấn so với thời điểm cuối năm 2015.
Đặc biệt, sau một thời gian phát triển nóng, thị trường xi măng Trung Quốc đã dư thừa khoảng 670 triệu tấn, càng làm cho sự cạnh tranh về giá bán trên thị trường xuất khẩu của xi măng Việt Nam đã khó khăn càng thêm nhiều áp lực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp xi măng.
Ngay tại các thị trường xuất khẩu truyền thống như Philippines và Bangladesh thì việc tiêu thụ sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp khó do sự cạnh tranh khốc liệt về giá thành.
Giá nguyên-nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng, cùng tỉ giá ngoại tệ biến động… cũng là những yếu tố khiến xuất khẩu xi măng gặp khó khăn.
Để khắc phục những khó khăn này, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong việc cơ cấu lại thị trường, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thì việc xem xét điều chỉnh quy hoạch xi măng để sát với nhu cầu thực tế là hết sức cần thiết.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc lập Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2035 thay thế Quy hoạch 1488 và lập Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2025 thay thế Quy hoạch 105 và Quy hoạch 1065.
Mục tiêu đặt ra là phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng; rà soát điều chỉnh tiến độ các dự án trong quy hoạch được phê duyệt bảo đảm cân đối cung cầu sát với thực tế thị trường.
Theo Tuổi Trẻ Online
Theo dự báo, sản lượng xi măng Việt Nam đến năm 2020 có thể lên tới 120-130 triệu tấn/năm, trong khi sức tiêu thụ nội địa, nếu căn cứ theo dự báo tại Quy hoạch phát triển xi măng, ước chỉ khoảng 93 triệu tấn.
Tính đến hết năm 2016, tổng công suất thiết kế của ngành xi măng đạt gần 88 triệu tấn/năm. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng khi nhiều dự án đang được đầu tư và dự kiến hoàn thành trong năm 2018, nâng tổng công suất thiết kế toàn ngành lên 108 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng của cả nước năm 2016 mặc dù đã đạt 75,2 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2015, nhưng con số này nếu so với nguồn cung dồi dào vẫn còn rất chênh lệch.
Hiện tượng cung vượt cầu đã đặt các doanh nghiệp sản xuất xi măng trước sự cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá thành trong việc tiêu thụ sản phẩm, không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà còn ở cả thị trường tiêu thụ nội địa.
Chỉ tính các nhà máy xi măng hiện có và đang được đầu tư đã có thể đủ cung cấp xi măng cho thị trường tới năm 2020. Từ năm nay trở đi, ngành xi măng sẽ bắt đầu dư thừa do công suất tăng mạnh trong thời gian gần đây. Đây là yếu tố cần được các doanh nghiệp sản xuất xi măng tính tới trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu
Theo Quyết định 1469/QÐ-TTg, đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam cần xuất khẩu lượng xi măng và clinker tương đương 20-35% tổng công suất. Định hướng này là phù hợp với thực tế trong bối cảnh dự báo nguồn cung xi măng đã và tiếp tục vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Trong năm 2016, sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam chỉ đạt 14,73 triệu tấn, tương đương 561 triệu USD. Sản lượng này đã giảm khoảng 6% so với năm 2015 và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là xuất khẩu từ 16-17 triệu tấn sản phẩm xi măng trong năm 2016.
So sánh ngay với các nước trong khu vực và Trung Quốc, xi măng Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về giá. Từ giữa năm 2016, giá xi măng xuất khẩu đã giảm khoảng 10 USD/tấn so với thời điểm cuối năm 2015.
Đặc biệt, sau một thời gian phát triển nóng, thị trường xi măng Trung Quốc đã dư thừa khoảng 670 triệu tấn, càng làm cho sự cạnh tranh về giá bán trên thị trường xuất khẩu của xi măng Việt Nam đã khó khăn càng thêm nhiều áp lực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp xi măng.
Ngay tại các thị trường xuất khẩu truyền thống như Philippines và Bangladesh thì việc tiêu thụ sản phẩm xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp khó do sự cạnh tranh khốc liệt về giá thành.
Giá nguyên-nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng, cùng tỉ giá ngoại tệ biến động… cũng là những yếu tố khiến xuất khẩu xi măng gặp khó khăn.
Để khắc phục những khó khăn này, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong việc cơ cấu lại thị trường, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thì việc xem xét điều chỉnh quy hoạch xi măng để sát với nhu cầu thực tế là hết sức cần thiết.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc lập Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2035 thay thế Quy hoạch 1488 và lập Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2025 thay thế Quy hoạch 105 và Quy hoạch 1065.
Mục tiêu đặt ra là phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng; rà soát điều chỉnh tiến độ các dự án trong quy hoạch được phê duyệt bảo đảm cân đối cung cầu sát với thực tế thị trường.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
- Kỹ sư nhiệt lạnh Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Kỹ sư cấp thoát nước Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên tính khối lượng điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phước Thành
- Nhân viên mua hàng Công Ty TNHH Tín Đức
- Chuyên viên digital content marketing Công Ty TNHH Thương Mại Vạn An
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Bao Bì Anh Dương
- Kỹ sư thiết kế cơ khí, chi tiết máy Công Ty TNHH Chế Tạo Máy Dược Phẩm Tiến Tuấn
- Nhân viên lập trình, vận hành máy phay CNC Công Ty TNHH DongWoo ST Vina
- Nhân viên digital marketing Công Ty CP Giải Pháp Tự Động Hóa Etek
- Kỹ sư tự động hóa Công Ty TNHH Thiết Bị Tự Động Hóa Kim Khí Thăng Long