Mất việc và cách nghĩ 'trong cái rủi có cái may'
13-02-2017 02:31 GMT+7
Việc bị sa thải sẽ không loại trừ ai nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, khi bị mất việc, tốt nhất là nên chuẩn bị cho mình tâm lý "trong cái rủi có cái may".
Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng như hiện nay, nhiều công ty gặp khó khăn chồng chất và việc cắt giảm nhân sự, giảm biên chế được coi là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp trụ lại trong cơn suy thoái.
Vì thế, việc bị sa thải, mất việc sẽ không ngoài trừ bất kỳ ai và biết đâu, một ngày nào đó, nó lại rơi vào bạn. Nhiều người tỏ ra chán nản, buồn bực thậm chí bi quan về lối thoát tìm việc mới, tuy nhiên, đó không phải là lựa chọn khôn ngoan.
Một khi bị mất việc, tốt nhất là nên chuẩn bị cho mình tâm lý "trong cái rủi có cái may" theo những gợi ý sau:
- Nghĩ khác đi
Thay vì suy nghĩ mình kém cỏi, thất bại và xấu hổ về việc bị sa thải, bạn có thể coi đây như là một cơ hội, một thử thách mới để bạn thể hiện và khám phá bản thân. Công việc hiện tại chưa hẳn là tốt nhất với bạn, biết đâu, trên con đường mới, bạn lại tìm được một bến đỗ tốt hơn. Trên thực tế, nhiều ứng viên sau quá trình tìm việc đã rất hài lòng với vị trí mới và thầm cảm ơn công ty cũ đã đẩy họ đi.
- Tự tin hơn
Tất nhiên, khi rơi vào tình trạng mất việc, dù ít dù nhiều bạn cũng có một phần lỗi, có thể là do bạn chưa thực sự tập trung vào công việc, làm việc không hiệu quả... Thế nhưng, việc gì đến cũng đã đến, lúc này điều cần nhất là bạn phải nuôi dưỡng và phát huy sự tự tin của mình. Hãy suy nghĩ tích cực về năng lực bản thân và gạt bỏ mọi trở ngại trên con đường tìm cơ hội mới.
- Rèn luyện kỹ năng
Trong thời gian rảnh rỗi, bạn nên đăng ký tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc các lớp học trực tuyến hoặc bất kỳ hình thức học tập nào, miễn là bổ sung kiến thức cho chuyên môn của mình. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được tâm lý bất ổn sau khi thất nghiệp mà còn giúp bạn năng động hơn khi bước sang công việc mới.
- Mở rộng tìm kiếm
Lúc này, mọi kênh thông tin cần được huy động tối đa để tận dụng cho quá trình xin việc đạt kết quả nhanh nhất. Bạn có thể tiếp tục với công việc ở lĩnh vực mình vừa nghỉ, nhưng ở công ty khác, biết đâu bạn lại có cách nhìn khác hơn. Vì vậy, bạn nên liên hệ với bạn bè, người thân và đồng nghiệp cũ để hỏi han và chia sẻ mong muốn tìm việc của mình. Nếu có vị trí phù hợp, chắc chắn họ sẽ nhớ đến bạn.
Nếu không muốn tiếp tục lĩnh vực cũ, bạn có thể tìm kiếm công việc hoàn toàn mới - công việc bạn yêu thích nhưng chưa có thời gian thử nghiệm. Chắc chắn, khi thử sức ở lĩnh vực mới, bạn sẽ gặp khó khăn nhưng đừng vì thế mà chùn bước.
Tuy nhiên, đó là những bí quyết giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn khi mất việc. Nhưng khi điều kiện kinh tế đang khó khăn như hiện nay, tốt hơn hết là bạn nên học thêm những "chiêu" để giữ việc:
- Để sếp hiểu công việc của mình
Đây là yêu cầu quan trọng giúp bạn dễ dàng giữ vị trí của mình hơn trong thời khủng hoảng. Bạn phải để sếp hiểu rõ bạn làm gì, đóng góp như thế nào cho công ty, có như vậy thì sếp mới có lý do giữ bạn lại trước danh sách đen nhân sự gửi lên.
- Sẵn sàng trợ giúp sếp
Lúc này, đừng tạo áp lực với sếp bằng việc đòi tăng lương hay làm việc một cách hời hợt "lương thế nào thì làm thế đấy". Thay vào đó, bạn hãy cho sếp thấy thái độ sẵn sàng trợ giúp sếp và công ty trong thời buổi khó khăn này. Bạn có thể nói với sếp bạn hiểu ông ấy đang phải chịu áp lực lớn và nếu có gì cần đến bạn, bạn rất sẵn lòng. Sự thoải mái sẽ khiến sếp cảm thấy dễ chịu và hài lòng với hỗ trợ từ bạn.
- Tập trung vào chuyên môn
Nếu công việc của bạn không mấy liên quan đến mục tiêu chính của công ty thì sớm hay muộn, bạn cũng sẽ bị đưa vào danh sách đen. Bởi vậy, bạn cần cố gắng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà không ai có thể làm được như bạn. Sự nỗ lực và chuyên môn vững vàng sẽ giúp bạn trụ lại tốt hơn.
Theo Zing news
Vì thế, việc bị sa thải, mất việc sẽ không ngoài trừ bất kỳ ai và biết đâu, một ngày nào đó, nó lại rơi vào bạn. Nhiều người tỏ ra chán nản, buồn bực thậm chí bi quan về lối thoát tìm việc mới, tuy nhiên, đó không phải là lựa chọn khôn ngoan.
Một khi bị mất việc, tốt nhất là nên chuẩn bị cho mình tâm lý "trong cái rủi có cái may" theo những gợi ý sau:
- Nghĩ khác đi
Thay vì suy nghĩ mình kém cỏi, thất bại và xấu hổ về việc bị sa thải, bạn có thể coi đây như là một cơ hội, một thử thách mới để bạn thể hiện và khám phá bản thân. Công việc hiện tại chưa hẳn là tốt nhất với bạn, biết đâu, trên con đường mới, bạn lại tìm được một bến đỗ tốt hơn. Trên thực tế, nhiều ứng viên sau quá trình tìm việc đã rất hài lòng với vị trí mới và thầm cảm ơn công ty cũ đã đẩy họ đi.
- Tự tin hơn
Tất nhiên, khi rơi vào tình trạng mất việc, dù ít dù nhiều bạn cũng có một phần lỗi, có thể là do bạn chưa thực sự tập trung vào công việc, làm việc không hiệu quả... Thế nhưng, việc gì đến cũng đã đến, lúc này điều cần nhất là bạn phải nuôi dưỡng và phát huy sự tự tin của mình. Hãy suy nghĩ tích cực về năng lực bản thân và gạt bỏ mọi trở ngại trên con đường tìm cơ hội mới.
Ảnh minh họa
- Rèn luyện kỹ năng
Trong thời gian rảnh rỗi, bạn nên đăng ký tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc các lớp học trực tuyến hoặc bất kỳ hình thức học tập nào, miễn là bổ sung kiến thức cho chuyên môn của mình. Điều này không chỉ giúp bạn tránh được tâm lý bất ổn sau khi thất nghiệp mà còn giúp bạn năng động hơn khi bước sang công việc mới.
- Mở rộng tìm kiếm
Lúc này, mọi kênh thông tin cần được huy động tối đa để tận dụng cho quá trình xin việc đạt kết quả nhanh nhất. Bạn có thể tiếp tục với công việc ở lĩnh vực mình vừa nghỉ, nhưng ở công ty khác, biết đâu bạn lại có cách nhìn khác hơn. Vì vậy, bạn nên liên hệ với bạn bè, người thân và đồng nghiệp cũ để hỏi han và chia sẻ mong muốn tìm việc của mình. Nếu có vị trí phù hợp, chắc chắn họ sẽ nhớ đến bạn.
Nếu không muốn tiếp tục lĩnh vực cũ, bạn có thể tìm kiếm công việc hoàn toàn mới - công việc bạn yêu thích nhưng chưa có thời gian thử nghiệm. Chắc chắn, khi thử sức ở lĩnh vực mới, bạn sẽ gặp khó khăn nhưng đừng vì thế mà chùn bước.
Tuy nhiên, đó là những bí quyết giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn khi mất việc. Nhưng khi điều kiện kinh tế đang khó khăn như hiện nay, tốt hơn hết là bạn nên học thêm những "chiêu" để giữ việc:
- Để sếp hiểu công việc của mình
Đây là yêu cầu quan trọng giúp bạn dễ dàng giữ vị trí của mình hơn trong thời khủng hoảng. Bạn phải để sếp hiểu rõ bạn làm gì, đóng góp như thế nào cho công ty, có như vậy thì sếp mới có lý do giữ bạn lại trước danh sách đen nhân sự gửi lên.
- Sẵn sàng trợ giúp sếp
Lúc này, đừng tạo áp lực với sếp bằng việc đòi tăng lương hay làm việc một cách hời hợt "lương thế nào thì làm thế đấy". Thay vào đó, bạn hãy cho sếp thấy thái độ sẵn sàng trợ giúp sếp và công ty trong thời buổi khó khăn này. Bạn có thể nói với sếp bạn hiểu ông ấy đang phải chịu áp lực lớn và nếu có gì cần đến bạn, bạn rất sẵn lòng. Sự thoải mái sẽ khiến sếp cảm thấy dễ chịu và hài lòng với hỗ trợ từ bạn.
- Tập trung vào chuyên môn
Nếu công việc của bạn không mấy liên quan đến mục tiêu chính của công ty thì sớm hay muộn, bạn cũng sẽ bị đưa vào danh sách đen. Bởi vậy, bạn cần cố gắng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà không ai có thể làm được như bạn. Sự nỗ lực và chuyên môn vững vàng sẽ giúp bạn trụ lại tốt hơn.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương