Làm thế nào để thay đổi nghề thành công?
07-03-2017 01:44 GMT+7
Đứng trước ngưỡng cửa của việc lựa chọn nên hay không nên thay đổi nghề nghiệp, bạn sẽ có rất nhiều băn khoăn, trăn trở, sẽ suy nghĩ nên làm nghề gì, nên đi con đường nào là tốt nhất. Liệu, đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Dành thời gian
Một khi đã xác định sẽ tìm kiếm một công việc mới phù hợp hơn thì bạn nên bắt tay ngay vào việc thực hiện các bước thay đổi nghề theo một quy trình nhất định. Đừng để nó chỉ là những suy nghĩ lan man, mông muội, không kế hoạch, không tổ chức.
Việc đầu tiên mà bạn cần làm là lập ra cho mình một danh sách các mục tiêu tìm kiếm nghề nghiệp lâu dài, một danh sách các mục tiêu nghề nghiệp ở tầm ngắn hạn hơn và cuối cùng, một danh sách gồm các công việc hàng ngày liên quan tới quá trình tìm việc. Điều này sẽ giúp bạn có động lực để kiên trì theo đuổi giấc mơ thay đổi sự nghiệp. Khi hiểu rõ mình đang làm gì mỗi ngày, bạn sẽ biết cách ưu tiên và sắp xếp công việc khi thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng cần có một thời gian biểu cụ thể được xây dựng dựa trên những danh sách công việc này và phải thật sự nghiêm khắc với chính mình để công việc được diễn ra như đúng kế hoạch.
2. Xác định rõ điều bạn muốn
Nếu thật sự bạn vẫn chưa xác định được mình muốn gì thì đừng bắt đầu quá trình thay đổi nghề nghiệp. Vì như thế, bạn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, khi đó, tư tưởng của bạn sẽ bị dao động bởi nhiều yếu tố xung quanh. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên dành mọi sự chú ý, tập trung cao độ vào việc tìm hiểu một nghề nào đó mà bạn cho là phù hợp với bản thân mình.
Khi bạn lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với thế mạnh cũng như sở thích của bạn thì bạn sẽ có rất nhiều lý do để theo đuổi nó đến cùng. Còn khi bạn vẫn còn phân vân, chưa biết rõ đâu là thế mạnh và sở thích của mình thì hãy dành thời gian ngồi lại suy nghĩ thật kỳ, liệt kê ra giấy tất cả những điều bạn thích làm, những gì bạn làm tốt nhất để tiếp tục phát huy thế mạnh đó.
3. Làm trắc nghiệm tâm lý
Những bài test tâm lý tuy không mang lại cho bạn những câu trả lời chính xác nhất về một nghề nghiệp lý tưởng nhưng sẽ là công cụ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc đưa ra quyết định cuối cùng cho một ngành nghề phù hợp.
Bạn chỉ nên sử dụng kết quả của bài test vào việc tạo cảm hứng cho những ý tưởng mới, những đề xuất mới chứ không nên lệ thuộc quá nhiều vào nó.
4. Nghiên cứu
Sau khi đã nắm trong tay được danh sách nghề nghiệp mà bạn quan tâm, bạn hãy thu hẹp dần bằng việc nghiên cứu thật kỹ từ nghề cho tới khi tìm được việc yêu thích.
Hãy làm việc này bằng cách đọc thật nhiều. Hãy dành thời gian tìm kiếm trên mạng, mượn sách thư viện hoặc xem trên báo. Việc tìm hiểu thêm thông tin về các chủ doanh nghiệp khác nhau mà bạn có ý định nộp đơn ứng tuyển cũng rất quan trọng.
Các công ty thường có nhiều cách khác nhau để quản lý nhân viên trên nhiều lĩnh vực công việc, do đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ chính sách cũng như quan điểm của từng công ty với những nhân viên chuyển nghề để tìm ra nơi đầu quân phù hợp nhất.
5. Trải nghiệm
Cách tốt nhất giúp bạn tìm ra nghề nghiệp phù hợp là hãy thử bắt tay vào nó. Bạn có thể làm điều này thông qua hoạt động tình nguyện, quan sát người khác làm hoặc đề nghị được làm giúp không công cho ai đó.
6. Học các kỹ năng mới
Để có thể dần quen với một công việc mới mà bạn muốn thử sức thì điều cốt lõi là bạn phải học hỏi những kỹ năng mới để chủ doanh nghiệp dành cho bạn một cơ hội, và khi đã có việc làm, bạn sẽ phải hoàn thành tốt nhiệm vụ khi ở trong vị trí mới.
Có rất nhiều cách để bạn tích lũy những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp mà bạn mơ ước. Bạn có thể thông qua người thân, bạn bè hoặc tự mình tìm hiểu trên các trang mạng xã hội, những cuốn sách hay tham gia các khóa học để bạn có thể thực hành các kỹ năng cụ thể trong công việc.
7. Tận dụng những mối quan hệ
Những mối quan hệ sẽ là nguồn mỏ vô tận để bạn có thể khai thác và nhờ giúp đỡ, hỗ trợ và tìm kiếm các thông tin cần thiết.
Cách tốt nhất để tìm hiểu thị trường lao động hiện thời là hãy hỏi những người bạn nghĩ họ nắm rõ. Họ sẽ cho bạn biết những thông tin nội bộ hết sức thú vị về lĩnh vực nghề nghiệp bạn chọn, thậm chí cả việc, họ có thể giới thiệu bạn với những ai. Hãy lựa chọn ai đó có khả năng giúp bạn và sắp xếp một cuộc hẹn uống cà phê và ăn trưa với họ.
Ngoài ra, bạn cũng cần mở rộng mạng lưới quan hệ bằng việc ra ngoài và gặp gỡ những người mới. Hãy tham gia các sự kiện có tính chất kết nối quan hệ trong ngành nghề bạn quan tâm và dành thời gian trò chuyện với từng người mà bạn gặp. Hãy lắng nghe một cách thực sự những điều họ nói. Nếu bạn thấy họ thú vị, bạn tin họ và bạn có thể có ích cho nhau, hãy gửi họ tấm danh thiếp của bạn và nhớ là xin danh thiếp của họ nữa nhé.
Trên đây là những chia sẻ qúy báu về việc làm thế nào để có thể thay đổi nghề một cách thành công. Hy vọng bạn sẽ tìm được một nghề nghiệp mới đúng như những gì bản thân đã kỳ vọng.
Chúc bạn may mắn.
- Thực tập sinh kinh doanh Đồ Cũ Tùng Thuận Phong
- Kỹ thuật viên CNC Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hà Tâm
- Kỹ sư điện Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Cơ Điện MES
- Nhân viên thiết kế cơ khí Công Ty TNHH SX TM Dây Và Cáp Điện Tài Trường Thành
- Nhân viên bán hàng Công Ty TNHH SX TM Dây Và Cáp Điện Tài Trường Thành
- Nhân viên kỹ thuật sản xuất Công Ty TNHH SX TM Dây Và Cáp Điện Tài Trường Thành
- Quản lý kho Tổng Công Ty CP Thương Mại Xây Dựng
- Kỹ sư điện, cơ khí giám sát lắp đặt Tổng Công Ty CP Thương Mại Xây Dựng
- Kỹ sư giám sát hệ thống điện Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Xuân Mai
- Chuyên viên đào tạo Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Long