Để công ty gia đình không thành 'gia đình trị'
08-03-2011 09:42 GMT+7
Không phải ai trong gia đình bạn cũng phù hợp với các vị trí trong công ty, vì vậy, đừng cố gắng đưa họ vào chỉ vì sự quen thân, muốn tạo công ăn việc làm cho họ. Nếu chấp nhận một nhân viên vì sự cả nể, bạn sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng hơn đấy.
Công việc và tình cảm luôn cần sự phân biệt tách bạch. Nhiều thành viên trong gia đình cùng làm việc trong một công ty thường gây ra nhiều vấn đề phức tạp mà nhiều khi không thể lường trước được. Những năm gần đây, công ty gia đình ngày càng mọc lên nhiều hơn nhưng vẫn còn đó nhiều bất cập khiến người quản lý phải đau đầu vì thói quen "gia đình trị”.
Tất nhiên, không thể phủ nhận việc các thành viên trong gia đình làm việc cùng nhau sẽ có nhiều thuận lợi, từ việc chia sẻ cảm xúc, khó khăn trong công việc đến sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Khi người này ốm đau, bận việc cá nhân, người kia có thể hỗ trợ không chút ngại ngần. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn ẩn chứa nhiều điều khó dung hòa để đưa công ty phát triển ngày một lớn mạnh.
Bạn nên hiểu rằng, nếu muốn giới thiệu một vài thành viên trong gia đình vào công ty mình làm việc hay cùng những người thân thành lập công ty gia đình thì điều đầu tiên là bạn phải đảm bảo rằng, việc đó hoàn toàn có lợi cho công ty. Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng thời điểm và sắp xếp họ vào những vị trí phù hợp. Những chiến lược sau sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ và có quy tắc riêng để công ty gia đình với những người thân cùng làm việc trở nên suôn sẻ, phát huy tối đa hiệu quả:
- Đặt ra những nguyên tắc riêng cho mỗi thành viên
Để các thành viên trong gia đình hiểu rõ chỗ đứng cũng như nhiệm vụ của họ đối với công ty, bạn cần có văn bản phân chia công việc cụ thể, trong đó nêu rõ yêu cầu đối với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự kỳ vọng dành cho họ. Mỗi thành viên sẽ có những bản mô tả công việc riêng, không ai giống ai, đảm bảo phát huy được thế mạnh của từng người.
Nên nhớ, không phải ai trong gia đình bạn cũng phù hợp với các vị trí trong công ty, vì vậy, đừng cố gắng đưa họ vào chỉ vì sự quen thân, muốn tạo công ăn việc làm cho họ. Nếu chấp nhận một nhân viên vì sự cả nể, bạn sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng hơn đấy.
Kể cả khi bạn thành lập công ty riêng và muốn cho anh em mình vào làm, bạn hiểu hơn ai hết mục đích của bạn là kinh doanh để sinh lời. Vì vậy, dù bạn muốn ai đảm nhận vị trí nào, cũng cần cân nhắc cẩn thận. Đừng để rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất rồi đánh mất cả tình thân.
Bởi vậy, hãy nghiêm túc đặt ra những yêu cầu với từng vị trí tuyển dụng nhất định và đánh giá xem liệu thành viên trong gia đình mình có đáp ứng được hay không. Liệu họ có đủ năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh ứng phó với những vấn đề khó nhằn không? Với người thân, đôi khi, bạn cần đòi hỏi khắt khe hơn so với những nhân viên khác. Yêu cầu cao sẽ tạo áp lực với họ, khiến họ ý thức được tránh nhiệm và sự nỗ lực của bản thân chứ không phải làm cho có lệ vì nghĩ rằng đã có người thân che chở.
- Tránh tình trạng phân biệt đối xử
Điều tồi tệ nhất khi đưa những thành viên trong gia đình vào làm chính là vấp phải sự giận giữ, bất bình từ những thành viên khác. Nếu bạn có bất kỳ sự thiên vị, bênh vực cho người thân của mình, điều đó sẽ khiến mọi người khó chịu vì sự thiếu công bằng. Bạn phải hiểu rằng, làm việc giữa những người xa lạ bạn chỉ cần khéo một thì giữa môi trường vừa người nhà vừa người ngoài như thế, bạn càng cần phải khéo đến mười phần. Bởi chỉ một sự cư xử không hợp lý cũng dễ gây bất hòa, ấm ức cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, không khí làm việc cũng như hiệu quả công việc.
Vì vậy, nếu ở một công ty khác, bạn muốn đưa người thân vào làm thì tốt nhất là nên thăm dò ý tứ mọi người để họ cảm thấy được tôn trọng. Bạn nên tránh tình trạng gia đình trị để mọi người trong công ty không thấy bị phân biệt đối xử.
- Tập trung làm việc với những nhân viên khác
Nghiên cứu cho thấy, những phi vụ làm ăn với các thành viên trong gia đình chưa hẳn đã mang lại lợi nhuận hơn so với trước đây, khi bạn còn làm việc với những người xa lạ. Nhiều người nghĩ rằng, làm việc với các thành viên trong gia đình sẽ thuận lợi hơn nhiều nhưng đôi khi, sự chủ quan, lo là quản lý lại khiến công việc gặp những trục trặc không đáng có. Vì thế, bạn nên làm việc với người thân song song với công việc kinh doanh với mọi người như trước đây. Đồng thời, bạn phải minh bạch và công bằng về vấn đề tài chin, không bao giờ được để cho những thành viên trong gia đình sử dụng quỹ của công ty vào việc riêng.
Bên cạnh đó, không được để những mâu thuẫn, cãi vã trong gia đình làm ảnh hưởng đến công việc. Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là để cho những người trong gia đình bạn hiều rằng không phải cứ là người thân thì sẽ có việc làm trong công ty, đối với bạn năng lực mới là nhân tố quyết định.
Theo ZingNews
Tất nhiên, không thể phủ nhận việc các thành viên trong gia đình làm việc cùng nhau sẽ có nhiều thuận lợi, từ việc chia sẻ cảm xúc, khó khăn trong công việc đến sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Khi người này ốm đau, bận việc cá nhân, người kia có thể hỗ trợ không chút ngại ngần. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn ẩn chứa nhiều điều khó dung hòa để đưa công ty phát triển ngày một lớn mạnh.
Nhiều thành viên trong gia đình cùng làm việc trong một công ty thường gây ra
nhiều vấn đề phức tạp mà nhiều khi không thể lường trước được - (Ảnh minh họa)
nhiều vấn đề phức tạp mà nhiều khi không thể lường trước được - (Ảnh minh họa)
Bạn nên hiểu rằng, nếu muốn giới thiệu một vài thành viên trong gia đình vào công ty mình làm việc hay cùng những người thân thành lập công ty gia đình thì điều đầu tiên là bạn phải đảm bảo rằng, việc đó hoàn toàn có lợi cho công ty. Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng thời điểm và sắp xếp họ vào những vị trí phù hợp. Những chiến lược sau sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ và có quy tắc riêng để công ty gia đình với những người thân cùng làm việc trở nên suôn sẻ, phát huy tối đa hiệu quả:
- Đặt ra những nguyên tắc riêng cho mỗi thành viên
Để các thành viên trong gia đình hiểu rõ chỗ đứng cũng như nhiệm vụ của họ đối với công ty, bạn cần có văn bản phân chia công việc cụ thể, trong đó nêu rõ yêu cầu đối với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sự kỳ vọng dành cho họ. Mỗi thành viên sẽ có những bản mô tả công việc riêng, không ai giống ai, đảm bảo phát huy được thế mạnh của từng người.
Nên nhớ, không phải ai trong gia đình bạn cũng phù hợp với các vị trí trong công ty, vì vậy, đừng cố gắng đưa họ vào chỉ vì sự quen thân, muốn tạo công ăn việc làm cho họ. Nếu chấp nhận một nhân viên vì sự cả nể, bạn sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng hơn đấy.
Kể cả khi bạn thành lập công ty riêng và muốn cho anh em mình vào làm, bạn hiểu hơn ai hết mục đích của bạn là kinh doanh để sinh lời. Vì vậy, dù bạn muốn ai đảm nhận vị trí nào, cũng cần cân nhắc cẩn thận. Đừng để rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất rồi đánh mất cả tình thân.
Đôi khi, bạn cần đòi hỏi khắt khe với người thân hơn là những nhân viên khác
- (Ảnh minh họa)
- (Ảnh minh họa)
Bởi vậy, hãy nghiêm túc đặt ra những yêu cầu với từng vị trí tuyển dụng nhất định và đánh giá xem liệu thành viên trong gia đình mình có đáp ứng được hay không. Liệu họ có đủ năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh ứng phó với những vấn đề khó nhằn không? Với người thân, đôi khi, bạn cần đòi hỏi khắt khe hơn so với những nhân viên khác. Yêu cầu cao sẽ tạo áp lực với họ, khiến họ ý thức được tránh nhiệm và sự nỗ lực của bản thân chứ không phải làm cho có lệ vì nghĩ rằng đã có người thân che chở.
- Tránh tình trạng phân biệt đối xử
Điều tồi tệ nhất khi đưa những thành viên trong gia đình vào làm chính là vấp phải sự giận giữ, bất bình từ những thành viên khác. Nếu bạn có bất kỳ sự thiên vị, bênh vực cho người thân của mình, điều đó sẽ khiến mọi người khó chịu vì sự thiếu công bằng. Bạn phải hiểu rằng, làm việc giữa những người xa lạ bạn chỉ cần khéo một thì giữa môi trường vừa người nhà vừa người ngoài như thế, bạn càng cần phải khéo đến mười phần. Bởi chỉ một sự cư xử không hợp lý cũng dễ gây bất hòa, ấm ức cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, không khí làm việc cũng như hiệu quả công việc.
Vì vậy, nếu ở một công ty khác, bạn muốn đưa người thân vào làm thì tốt nhất là nên thăm dò ý tứ mọi người để họ cảm thấy được tôn trọng. Bạn nên tránh tình trạng gia đình trị để mọi người trong công ty không thấy bị phân biệt đối xử.
Ngay cả khi có nhiều người thân bên cạnh, bạn cũng nên làm việc với tất cả mọi
người như trước - (Ảnh minh họa)
người như trước - (Ảnh minh họa)
- Tập trung làm việc với những nhân viên khác
Nghiên cứu cho thấy, những phi vụ làm ăn với các thành viên trong gia đình chưa hẳn đã mang lại lợi nhuận hơn so với trước đây, khi bạn còn làm việc với những người xa lạ. Nhiều người nghĩ rằng, làm việc với các thành viên trong gia đình sẽ thuận lợi hơn nhiều nhưng đôi khi, sự chủ quan, lo là quản lý lại khiến công việc gặp những trục trặc không đáng có. Vì thế, bạn nên làm việc với người thân song song với công việc kinh doanh với mọi người như trước đây. Đồng thời, bạn phải minh bạch và công bằng về vấn đề tài chin, không bao giờ được để cho những thành viên trong gia đình sử dụng quỹ của công ty vào việc riêng.
Bên cạnh đó, không được để những mâu thuẫn, cãi vã trong gia đình làm ảnh hưởng đến công việc. Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là để cho những người trong gia đình bạn hiều rằng không phải cứ là người thân thì sẽ có việc làm trong công ty, đối với bạn năng lực mới là nhân tố quyết định.
- Kinh doanh mảng mâm xe, lốp xe, ắc quy Thế Giới Mâm Lốp
- Trình dược viên ETC Công Ty TNHH Thương Mại Bách Quang
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH SX - TM - DV Lê Trần
- Nhân viên kế toán Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Nhựa Duy Tân
- Nhân viên kế toán kho Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Vĩnh Tân
- Nhân viên hành chính nhân sự Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Giám sát thi công nội thất Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Công Nghệ Lâm Linh Phú
- Kỹ sư shopdawing Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương
- Kỹ sư giám sát hệ cơ Công Ty Cổ Phần Thương Mại Kỹ Thuật Đức Dương