Cẩm nang tìm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp
04-10-2017 08:32 GMT+7
Mới tốt nghiệp và đang tìm việc, bạn có thể nhận thấy thị trường tuyển dụng ngày nay không còn đơn giản như trước. Có nhiều cơ hội làm việc nhưng để tìm được công việc lí tưởng sẽ khó khăn hơn. Điều đó đòi hỏi bạn phải chuẩn bị sẵn sàng quá trình này.
Hi vọng một số lời khuyên sau sẽ giúp ích cho bất cứ ai tìm kiếm công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp và cả những người đã từng làm việc nhưng muốn tìm việc mới:
Kinh nghiệm thực tế là yếu tố quan trọng
Người tìm việc đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn những người không có. Nếu từng làm bất cứ loại hình công việc nào, bao gồm thực tập, tình nguyện, làm thêm vào mùa hè hay bán thời gian, bạn cần liệt kê chúng trong sơ yếu lí lịch và nhắc tới trong cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc giữa các ứng viên để đưa ra quyết định thông minh khi tuyển dụng nhân viên mới, bởi vậy có một chút kinh nghiệm sẽ giúp bạn chiến thắng những ứng viên khác.
Nếu không có kinh nghiệm, hãy " quảng cáo” bản thân thật tốt
Điều này nghĩa là bạn nên liệt kê những thành tựu, sự hiểu biết và khả năng mang tính chuyên nghiệp liên quan tới lĩnh vực cụ thể. Trong suốt quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện sự tự tin và nhiệt tình để giúp mình đạt được công việc. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một thành viên trong nhóm, có kĩ năng lãnh đạo hoặc đã hoàn thành các khóa học chuyên ngành đặc biệt. Chúng sẽ giúp bạn ghi điểm đáng kể với nhà tuyển dụng. Và đừng quên chuẩn bị thật kĩ các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn bằng cách tập luyện trước.
Lập kế hoạch
Đừng trì hoãn quá trình tìm kiếm công việc. Bạn cần bắt đầu gửi sơ yếu lí lịch của mình càng sớm càng tốt. Điều này cho phép bạn linh hoạt và đặt bạn vào thế chủ động cho tới khi tìm được công việc phù hợp với sự nghiệp của mình trong dài hạn. Trong khi lập kế hoạch, hãy cân nhắc điều gì quan trọng với bạn: lương, sự linh hoạt, các khoản trợ cấp, địa điểm làm việc, thời gian đi lại… Có nhiều yếu tố bạn phải xem xét trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc hơn là chỉ để ý tới bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn cần nhìn vào bức tranh tổng thể.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Mạng lưới quan hệ là một trong những công cụ tốt để tìm được một công việc tốt. Hãy lập một danh sách những người bạn biết hoặc đã từng gặp và phác họa làm thế nào để họ có thể giúp đỡ bạn. Thêm nữa, hãy tìm cách nói chuyện với những người làm việc trong lĩnh vực và tổ chức bạn muốn tham gia. Ngoài ra, bạn không nên giới hạn bản thân với những mục tìm việc online và quảng cáo trên báo. Có một nơi khác hiệu quả không kém để post sơ yếu lí lịch của bạn là các mạng lưới xã hội như LinkedIn, Facebook. Nhiều nhà tuyển dụng đã sử dụng các trang mạng xã hội đó để tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Hãy năng động trong quá trình tìm kiếm việc của mình, cơ hội sẽ đến trước với những người bắt đầu trước.
- Thực tập sinh SEO full-time Diệt Côn Trùng Minh Quân
- Kỹ sư cầu đường, thi công hiện trường Công Ty Cổ Phần Sông Đà Hà Nội
- Nhân viên media, chụp hình sản phẩm Công Ty TNHH Anh Tin
- Trưởng phòng marketing Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Giám đốc sản xuất Công Ty TNHH Đại Phát Tín
- Nhân viên thiết kế kỹ thuật cơ khí Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Quân Đạt
- Trưởng phòng cơ điện Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Kế toán thống kê công trường Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Cơ Khí Delta EC
- Nhân viên vận hành máy CNC Công Ty TNHH Thương Mại Thiết Bị Công Nghiệp Tân Thành
- Nhân viên marketing Công Ty TNHH Công Nghệ Filterfine Việt Nam