10 việc nên làm khi thất nghiệp
21-04-2012 11:38 GMT+7
Bạn đang thất nghiệp và lo lắng rằng một ngày nào đó đi xin việc sẽ bị nhà tuyển dụng từ chối bởi lý lịch không mấy sáng sủa. Dưới đây là những gợi ý nếu bạn “không may” đang bị thất nghiệp.
Họ có thể lắc đầu khi nghe kể về những công việc mà bạn phải "cố đấm ăn xôi" đảm nhận để cầm chừng trong giai đoạn suy thoái kinh tế chung. Tuy nhiên ngồi im một chỗ và cảm thấy hoang mang không phải là giải pháp tốt. Gần đây, một cuộc khảo sát do trang web CareerBuilder.com triển khai trên quy mô 3.023 người từ năm 2009 tới năm 2011 đã chỉ ra rằng phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ cảm thông với hoàn cảnh của những người đang là nạn nhân của tình trạng thất nghiệp.
Ông Rosemary Haefner- phó chủ tịch nhân lực tại công ty CareerBuilder chia sẻ: "Phải mất tới 6 tháng hoặc lâu hơn để một công nhân thất nghiệp tìm được việc làm. Khoảng trống thời gian khá dài đó khi được kê khai vào hồ sơ cá nhân có vẻ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cơ hội của họ trước các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên cuộc khảo sát đã chứng minh điều ngược lại. Nếu bạn biết cách dùng quãng thời gian thất nghiệp cho các hoạt động phù hợp thì chắc chắn vốn kinh nghiệm và năng lực của bạn vẫn tiếp tục được cải thiện. 85% các nhà tuyển dụng hiểu rõ khoảng cách năng lực của những công nhân thất nghiệp hậu suy thoái. 94% khẳng định sẽ không đánh giá thấp những người từng thất nghiệp.
Điều này không có nghĩa là bạn chỉ việc ngồi một chỗ và chờ đợi một ông chủ giàu lòng cảm thông ban phát cho bạn một công việc tốt. Hãy tham gia các hoạt động cộng đồng trong lúc nhàn rỗi như tình nguyện, lao động công ích, đến các khoá học tập thể để củng cố năng lực của bản thân.”
Dưới đây là danh sách những việc nên làm giành cho người thất nghiệp.
1. Nhận làm hợp đồng hay các công việc mang tính tạm thời
75% các chuyên gia trên lĩnh vực tuyển dụng khuyên người lao động làm các công việc tạm thời hay các hợp đồng ngắn hạn. Chìa khoá của thành công đó là cho người khác thấy bạn đang làm việc. Nếu bạn phát huy tốt năng lực cá nhân và đem lại hiệu quả cao trong công việc dù là không cố định ấy thì không ông chủ nào lại từ chối một vị trí lâu dài giành cho bạn.
2. Tham gia một lớp học
61% các giám đốc tuyển dụng cho rằng công nhân nên đi học trong thời kỳ khủng hoảng lao động. Việc tiếp tục học hỏi sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, năng lực và giữ cho các kỹ năng nghề nghiệp không bị mai một. Tham gia một khoá học trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng là một bằng chững cho sự nghiêm túc với nghề và được các ông chủ đánh giá cao. Một thuận lợi nữa của việc đến các lớp học đó là bạn sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi với nhiều người khác.
3. Hoạt động tình nguyện
60% các nhà tuyển dụng khẳng định hoạt động tình nguyện khiến bạn trở nên hoạt bát và có khả năng hơn trong công việc. Bởi nếu bạn từng tham gia các hoạt động tình nguyện cho một vài đơn vị hay đoàn thể nào đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được ở bạn nhân cách đạo đức và tiềm năng làm việc độc lập. Khi biết cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, tiền bạc có vẻ như không phải là tất cả đối với bạn. Chính điểm mạnh về nhân cách này là điều ghi điểm trong mắt các công ty đang có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực.
4. Tự kinh doanh
28% các chuyên gia khuyên người lao động đang thất nghiệp tự tìm cách tạo dựng cho mình một sự nghiệp kinh doanh riêng. Song điều này sẽ không dễ dàng và cũng khá tốn thời gian. Tuy nhiên, dù hoài bão kinh doanh có không thành thì những cố gắng của bạn sẽ được các doanh nghiệp ghi nhận. Bởi trong thời kỳ nhàn rỗi, bạn vẫn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian cố định để học hỏi các kỹ năng và tự phát triển mình. Nếu may mắn thì bạn sẽ không chỉ cứu chính mình mà còn mang lại công việc cho nhiều người khác.
5. Lập ra một blog cá nhân chuyên nghiệp
11% trong số chuyên viên nhân sự cho biết một blog cá nhân chuyên nghiệp có thể trở thành công cụ hữu ích để bạn quảng cáo hình ảnh của chính mình. Bởi nó tạo cho người xem cảm giác bạn là một chuyên gia trên lĩnh vực đang hoạt động. Blog cá nhân cũng giúp bạn khẳng định đam mê nghề nghiệp, trao đổi học hỏi và gây chú ý hơn trước nhà tuyển dụng.
6. Mở rộng các mối quan hệ cá nhân
Nếu có ai đó trong công ty giúp bạn gửi hồ sơ xin việc trong công ty thì khả năng được chấp nhận sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân trong quá trình tìm kiếm việc làm hậu thất nghiệp. Cho nên, bạn hãy tích cực mở rộng danh sách liên lạc của mình thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Hãy cho bạn bè, người thân biết rằng bạn đang tìm việc làm và cần tới sự giúp đỡ của họ.
7. Theo dõi các nguồn tin tức về những ngành công nghiệp hay lĩnh vực đang có giá
Các chuyên gia của CareerBuild nhận định rằng công nghệ, kỹ thuật, y tế, kinh doanh và dịch vụ khách hàng là những mảng thị trường thu hút lao động lớn nhất toàn quốc. Người lao động nên theo dõi những nguồn tin tức liên quan để biết được các cơ hội việc làm và nhanh chân tham gia đăng tuyển.
8. Đầu tư thời gian cho những ý tưởng mới
Tại cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, các ứng viên sẽ tạo ấn tượng tốt nếu thể hiện được những ý tưởng mang tính sáng tạo và có thể áp dụng vào thực tiễn như chiến dịch tiếp thị, dòng lợi nhuận mới hay tiết kiệm chi phí đầu tư. Khi bạn giành thời gian suy nghĩ và tìm ra những ý tưởng tuyệt vời, bạn sẽ trở nên thuyết phục trong mắt các ông chủ.
9. Tiếp cận với nhà tuyển dụng
Theo điều tra của CareerBuilder, 2/3 trong tổng số lao động không hề có bước tiếp cận nào với nhà tuyển dụng sau khi nộp đơn xin việc. Hãy khôn ngoan tiếp cận họ ngay sau cuộc phỏng vấn bằng một bức thư điện tử hay thư tay với mục đích thể hiện lòng biết ơn và sự yêu thích công việc cũng như khao khát được chọn vào vị trí họ đang tìm kiếm. Chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ được nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn các ứng viên khác.
10. Dùng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong hồ sơ xin việc
Có lẽ nhiều người phải dành kha khá thời gian cho việc soạn thảo một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Đừng quên sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực lao động mà bạn đang tìm kiếm. Một số nhà tuyển dụng sàng lọc danh sách ứng viên bằng ứng dụng phân loại của các thiết bị công nghệ. Với nhiều thuật ngữ chuyên ngành, hồ sơ của bạn sẽ được các thiết bị đó dễ dàng phát hiện và xếp lên hàng đầu.
Cuối cùng, ông Haefners khẳng định rằng các hoạt động trên đây chắc chắn sẽ hỗ trợ lao động thất nghiệp rất nhiều trong quá trình chờ đợi một công việc mới. Khi họ có quyết tâm, tích cực thực hiện và duy trì động cơ nghề nghiệp vững vàng thì thành công sẽ tự tìm đến họ.
- Thực tập sinh kinh doanh Đồ Cũ Tùng Thuận Phong
- Kỹ thuật viên CNC Công Ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Hà Tâm
- Kỹ sư điện Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Cơ Điện MES
- Nhân viên thiết kế cơ khí Công Ty TNHH SX TM Dây Và Cáp Điện Tài Trường Thành
- Nhân viên bán hàng Công Ty TNHH SX TM Dây Và Cáp Điện Tài Trường Thành
- Nhân viên kỹ thuật sản xuất Công Ty TNHH SX TM Dây Và Cáp Điện Tài Trường Thành
- Quản lý kho Tổng Công Ty CP Thương Mại Xây Dựng
- Kỹ sư điện, cơ khí giám sát lắp đặt Tổng Công Ty CP Thương Mại Xây Dựng
- Kỹ sư giám sát hệ thống điện Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Xuân Mai
- Chuyên viên đào tạo Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Tân Long